Lạc tiên

Tác giả: Hoàng Kim

Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên

Tên thông thường: lạc tiên, Apricot Vine, Corona de Cristo, Fleischfarbige, Fleur de la Passion, Fleur de Passiflore, Flor de Passion, Grenadille, Madre Selva, Maracuja, Maypop, Maypop Passion Flower, Pasiflora, Passiflora, Passiflora

Tác dụng

Tác dụng

Lạc tiên dùng để làm gì?

Lạc tiên là thảo Dược được dùng để điều trị Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), rối loạn dạ dày ruột liên quan đến lo lắng và stress, rối loạn lo âu. Thảo dược này còn có công dụng làm giảm các triệu chứng cai nghiện ma tuý.

Lạc tiên còn được sử dụng trong động kinh, hen suyễn, triệu chứng mãn kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, căng thẳng Thần kinh và kích thích, đánh trống ngực, nhịp tim không đều, tăng huyết áp.

Lạc tiên có thể được bôi lên da để trị bệnh trĩ, bỏng, đau và sưng.

Lạc tiên có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Lạc tiên là gì?

Lạc tiên hoạt động bằng cách tăng lượng axit gamma aminobutyric (GABA) trong não. GABA giảm tải hoạt động của một số tế bào não, khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Hiện chưa có đủ nghiên cứu về cách thức hoạt động của lạc tiên. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho lạc tiên như thế nào?

Đối với dạng chiết xuất chất lỏng:

Trong trường hợp rối loạn lo âu lan toả (GAD), liều dùng là 45 giọt mỗi ngày.

Trong trường hợp giảm các triệu chứng liên quan đến việc cai thuốc ma tuý, liều dùng là 60 giọt kết hợp với 0,8mg clonidine.

Đối với dạng viên nang: liều dùng là 90mg một ngày được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu lan toả (GAD).

Đối với dạng trà: bạn cho từ 0,5-2g dược liệu khô vào cốc nước nóng, chờ trong 10 phút. Để chữa lo âu, bạn hãy uống từ 3-4 cốc mỗi ngày. Để chữa mất ngủ, bạn hãy uống 1 cốc vào 1 tiếng trước khi ngủ.

Đối với dạng cồn thuốc (với tỉ lệ 1:5 trong cồn 45%): bạn dùng từ 10-45 giọt mỗi lần và 3 lần một ngày.

Liều dùng của lạc tiên có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của lạc tiên là gì?

Lạc tiên được bào chế dưới dạng:

  • Nước pha;

  • Trà;

  • Chiết xuất chất lỏng;

  • Cồn thuốc.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng lạc tiên?

Phản ứng phụ thường gặp bao gồm:

  • Lo lắng, bồn chồn, rối loạn chức năng cơ và phối hợp vận động, không được tỉnh táo;

  • Buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, bất thường.

Hiện nay chưa có thông tin đảm bảo an toàn về việc sử dụng thảo dược này lên da.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng lạc tiên bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng lạc tiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú

  • Bạn đang sử dụng loại thuốc khác, kể cả thuốc không kê toa và thảo dược khác;

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của lạc tiên;

  • Bạn mắc tình trạng bệnh lý đặc biệt;

  • Bạn dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật bất kì.

Mức độ an toàn của lạc tiên như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng lạc tiên trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Khi cần phẫu thuật, bạn nên ngưng dùng lạc tiên trước ít nhất 2 tuần so với lịch phẫu thuật.

Tương tác

Tương tác

Lạc tiên có thể tương tác với những yếu tố nào?

Các thuốc có khả năng tương tác với lạc tiên bao gồm:

  • Thuốc an thần như pentobarbital (Nembutal®), phenobarbital (Luminal®), secobarbital (Seconal®), clonazepam (Klonopin®), lorazepam (Ativan®), zolpidem (Ambien®);

  • Thuốc chống đông máu như clopidogrel (Plavix®), warfarin (Coumadin®), aspirin;

  • Thuốc MAOI như isocarboxazid (Marplan®), phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®).

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thảo dược này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Nguồn tham khảo

Lạc tiên, http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/Passionflower

Lạc tiên,