Sâm siberian

Tên hoạt chất: Sâm siberian

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tên thông thường: Sâm siberian

Tên khoa học: Eleutherococcus senticosus

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Sâm siberian dùng để làm gì?

Sâm siberian được sử dụng cho các điều kiện sức khỏe như:

  • Huyết áp cao

  • Huyết áp thấp

  • Xơ vữa động mạch

  • Bệnh thận

  • Bệnh Alzheimer

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính

  • Bệnh tiểu đường

  • Đau cơ thể

  • Viêm khớp

  • Cúm

  • Cảm lạnh

  • Viêm phế quản mãn tính

  • Bệnh lao

  • Các vấn đề về ngủ (mất ngủ)

  • Giảm các phản ứng phụ của hóa trị liệu ung thư

  • Nhiễm trùng do herpes simplex tuýp 2

Ngoài ra, Sâm siberian cũng được sử dụng để cải thiện hoạt động thể thao, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sự thèm ăn.

Sâm siberian có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của sâm siberian là gì?

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sản phẩm cụ thể có chứa nhân sâm siberian và andrographis làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bệnh Cảm lạnh khi dùng trong 72 giờ bắt đầu triệu chứng.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người khỏe mạnh dùng nhân sâm siberian trong 4 tuần có nhiều tế bào T hơn, có thể cho thấy hệ thống miễn dịch của họ mạnh hơn.

Một nghiên cứu mù đôi với 93 người bị herpes simplex (HSV) type 2, có thể gây ra chứng mụn rộp sinh dục, nhận thấy rằng việc sử dụng nhân sâm siberian làm giảm số vụ bùng phát.

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy các tình nguyện viên trung niên dùng sâm siberian cải thiện trí nhớ so với những người dùng giả dược.

Sâm siberian-ginseng đề cập đến hoạt động thể chất: Sâm siberian-nhân sâm thường được cho là cải thiện hoạt động thể thao và tăng sức mạnh cơ bắp.

Một nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi uống sâm siberian có sức khỏe tinh thần và hoạt động xã hội tốt hơn sau 4 tuần điều trị, so với những người dùng giả dược. Nhưng sau 8 tuần, lợi ích bắt đầu không còn nữa.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của sâm siberian là gì?

Đối với nhiễm trùng herpes simplex type 2

Chiết xuất nhân sâm siberian được chuẩn hóa chứa eleutheroside E 0,3% với liều 400mg mỗi ngày.

Đối với bệnh cảm thông thường:

400 mg kết hợp sâm siberian với một chiết xuất andrographis cụ thể, được chuẩn hóa để chứa 4-5,6mg andrographolide, dùng ba lần mỗi ngày.

Liều dùng của sâm siberian có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Sâm siberian có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của sâm siberian là gì?

Sâm siberian có các dạng bào chế:

  • Chất chiết xuất từ chất lỏng, chất chiết xuất rắn

  • Bột, viên nang và viên nén

  • Cây khô hoặc cắt rễ làm trà

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng sâm siberian?

Một số tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Sự nhầm lẫn

  • Buồn ngủ

  • Đau đầu

  • Cao huyết áp

  • Mất ngủ

  • Nhịp tim không đều

  • Bị chảy máu cam

  • Nôn

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng sâm siberian, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác

  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của sâm siberian hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác

  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác

  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng sâm siberian với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của sâm siberian như thế nào?

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng sâm siberian trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Phẫu thuật

Ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Tương tác

Sâm siberian có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng sâm siberian.

Những điều kiện sức khỏe hoặc thuốc có thể tương tác với sâm siberian bao gồm:

Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu)

Sâm siberian có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu bạn đã dùng chất làm loãng máu như aspirin, warfarin (Coumadin) hoặc clopidogrel (Plavix).

Corticosteroid (như prednisone)

Sâm siberian có thể tương tác với steroid.

Digoxin

Sâm siberian có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ.

Thuốc tiểu đường

Sâm siberian-nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp.

Lithium

Sâm siberian có thể làm cho cơ thể khó khăn hơn để loại bỏ lithium, nên có thể gây mức độ nguy hiểm cao.

Thuốc kích thích hệ miễn dịch

Sâm siberian có thể làm tăng hệ miễn dịch và có thể tương tác với các thuốc được dùng để điều trị bệnh tự miễn hay các thuốc uống sau khi ghép tạng.

Thuốc an thần

Sâm siberian có thể làm cho hiệu quả thuốc an thần mạnh hơn, đặc biệt là barbiturates. Barbiturates là thuốc, bao gồm pentobarbital, được sử dụng để điều trị mất ngủ hoặc động kinh.

Các loại thuốc khác

Sâm siberian có thể tương tác với các loại thuốc bị phá vỡ bởi gan. Nếu bạn uống các loại thuốc này, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng nhân sâm siberian.

Rối loạn xuất huyết

Sâm siberian có chứa các chất hóa học có thể làm chậm sự đông máu. Theo lý thuyết, nhân sâm siberian có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm ở những người có rối loạn chảy máu.

Bệnh tim

Bệnh tiểu đường

Huyết áp cao

Nguồn tham khảo

Sâm siberian, http://www.webmd.com/vitamins-supp