Sơn trà

Tên hoạt chất: Sơn trà

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tên thông thường: Hawthorn, sơn trà

Tên khoa học : Crataegus species

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Sơn trà dùng để làm gì?

Sơn trà là một loại cây có lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc để điều trị:

  • Bệnh tim và mạch máu (như suy tim sung huyết, đau ngực, và nhịp tim không đều

  • Huyết áp thấp

  • Huyết áp cao

  • Xơ vữa động mạch

  • Cholesterol cao

  • Suy tim sung huyết

  • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa (chẳng hạn như khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày)

  • Lo lắng

  • Tăng lượng nước tiểu

  • Các vấn đề về kinh nguyệt

  • Sán dây mật và các bệnh Nhiễm trùng đường ruột khác

  • Đau, loét (khi dùng trên da).

Sơn trà có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Sơn trà là gì?

Sơn trà:

  • Cải thiện lượng máu bơm ra khỏi tim trong những cơn co thắt.

  • Mở rộng các mạch máu và tăng cường truyền tín hiệu thần kinh.

  • Hạ huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu xa tim.

Giảm cholesterol, lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol xấu) và triglyceride (chất béo trong máu) bằng cách làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, nằm gần tim) hoặc bằng cách tăng bài tiết mật, giảm sự hình thành cholesterol và tăng cường thụ thể cho ldls. Sơn trà có hoạt động chống oxy hoá.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của sơn trà là gì?

Liều dùng của sơn trà có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. sơn trà có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của sơn trà là gì?

Sơn trà có các dạng bào chế:

  • Viên nang 300mg: chiết xuất sơn trà

  • Lá, hoa sơn trà: 667mg/ml sơn trà

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng sơn trà?

Dùng sơn trà có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn

  • Đau dạ dày

  • Mệt mỏi

  • Ra mồ hôi

  • Đau đầu

  • Chóng mặt

  • Khó thở

  • Mất ngủ

  • Kích động

  • Các vấn đề khác

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng sơn trà bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;

  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;

  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây sơn trà hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;

  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;

  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng sơn trà với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của sơn trà như thế nào?

Sơn trà có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng liều khuyến cáo trong thời gian ngắn (đến 16 tuần). Các chuyên gia không biết liệu sơn trà có an toàn khi sử dụng lâu dài.

Tương tác

Tương tác

Sơn trà có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng sơn trà.

Sơn trà có thể tương tác với:

  • Digoxin (Lanoxin®)

  • Thuốc trị cao huyết áp (thuốc chẹn beta), bao gồm atenolol (Tenormin®), metoprolol (Lopressor®, Toprol XL®), nadolol (Corgard®), propranolol (Inderal®)

  • Thuốc trị huyết áp cao (thuốc chẹn kênh canxi) bao gồm nifedipine (Adalat®, Procardia®), verapamil (Calan®, Isoptin®, Verelan®), diltiazem (Cardizem®), isradipine (DynaCirc®), felodipine (Plendil®), amlodipine (Norvasc®)

  • Dược phẩm cho rối loạn chức năng tình dục nam giới (Phosphodiesterase-5 chất ức chế) bao gồm sildenafil (Viagra®), tadalafil (Cialis®) và vardenafil (Levitra®)

  • Dược phẩm làm tăng lưu lượng máu đến tim (Nitrates) bao gồm nitroglycerin (Nitro-Bid, Nitro-Dur, Nitrostat) và isosorbide (Imdur®, Isordil®, Sorbitrate®)

Nguồn tham khảo

Sơn trà, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-527-hawthorn.aspx?activeingredientid=5