Tác giả: Ban biên tập HelloBACSI
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin là gì?
CO (Carbon monoxide) là một chất có khả năng kết hợp với Hb (hemoglobin) dễ dàng hơn 200 lần so với oxy (02), do đó chất này sẽ làm giảm lượng hemoglobin kết hợp với O2. Hơn nữa, khi CO chiếm các vị trí liên kết, chúng thay đổi cấu trúc Hb khiến O2 liên kết với Hb chặt hơn hơn làm O2 không thể tách ra khỏi Hb để vào trong mô. Chính từ những nguyên nhân trên sẽ làm cho máu không thể cung cấp O2 cho mô và gây ra tình trạng thiếu oxy khắp cơ thể.
Bệnh nhân Ngộ độc CO đa số do hít phải khói từ các đám cháy. Các nguồn khác sản sinh ra khí CO bao gồm khói thuốc lá, khói từ xăng dầu và khói nhiên liệu khí thiên nhiên, khí thải ô tô, lò sưởi đốt gas không được thông gió và bếp gas bị lỗi.
Bác sĩ điều trị ngộ độc CO bằng cách cho bệnh nhân thở O2 liều cao để giảm lượng COHb.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin?
Xét nghiệm này được dùng để đo lượng COHb trong Huyết thanh (chất này hình thành do carbon monoxide (CO) và hemoglobin (Hb) kết hợp với nhau). Bác sĩ sử dụng Xét nghiệm này để chẩn đoán trường hợp bệnh nhân ngộ độc CO. Đồng thời bác sĩ cũng chỉ định thực hiện xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân đau đầu, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa và Chóng mặt trong trường hợp họ vô tình hít phải CO.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin?
Bác sĩ cần tiếp cận bạn và lấy mẫu máu càng sớm càng tốt vì CO sẽ nhanh chóng tách khỏi Hb sau khi được hít thở không khí bình thường.
Xét nghiệm O2 bão hòa và đo oxy máu (xét nghiệm khí máu động mạch) thường không có ý nghĩa xác định lượng oxy hòa tan trong huyết thanh trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc CO.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin?
Bác sĩ sẽ giải thích quy trình cho bạn hoặc gia đình bạn. Bác sĩ sẽ hỏi quá trình bệnh của bạn để xác định nguyên nhân ngộ độc khí CO.
Bác sĩ sẽ đánh giá bạn dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc CO nhẹ (ví dụ: nhức đầu, suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở) và trung bình đến nặng (ví dụ: nhức đầu nặng, niêm mạch màu đỏ tươi, máu màu đỏ cherry). Bác sĩ sẽ đảm bảo an toàn cho bạn nếu bạn có các triệu chứng nhầm lẫn.
Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin như thế nào?
Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu như sau:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông
Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn
Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết
Gắn một cái ống để chứa máu chảy ra
Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu
Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm
Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin?
Bạn nên làm những việc sau đây:
Bạn nên băng và ép lên chỗ lấy máu để giúp cầm máu.
Bạn sẽ nhận được sự chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường bạn sẽ được thở O2 liều cao.
Bạn nên cố gắng hít thở để giúp loại bỏ CO khỏi Hb.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường:
Độ bão hòa của CO trong hemoglobin:
Người không hút thuốc: <3%
Người hút thuốc: ≤12%
Trẻ sơ sinh: ≥12%.
Kết quả bất thường: chứng tỏ bạn bị nhiễm độc CO
Giá trị cảnh báo> 20%.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Hãy xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh về gan vì sự an toàn của bạn
9 điều bạn nên biết về xét nghiệm máu
Xét nghiệm tầm soát đái tháo đường típ 2
Nguồn tham khảo
Định lượng carboxyhemoglobin (COHb), http://emedicine.medscape.com/article/2085044-overview