Xác định hàm lượng nhôm

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm là gì?

Xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm là xét nghiệm nồng độ nhôm trong máu. Ở người bình thường, lượng nhôm được hấp thu vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống bình thường hằng ngày (5 đến 10 mg) và sau đó được bài tiết hoàn toàn qua thận. Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy thận (RF), bệnh nhân sẽ mất khả năng lọc và đào thải nhôm ra khỏi cơ thể, do đó họ có nguy cơ bị Ngộ độc nhôm.

Nếu nhôm tích tụ, nhôm sẽ liên kết với Albumin và phân tán nhanh chóng khắp cơ thể. Quá tải nhôm dẫn đến tích tụ nhôm trong não và xương. Lắng đọng nhôm trong Não là một nguyên nhân của Chứng mất trí nhớ khi chạy thận. Trong xương, nhôm thay thế canxi và phá vỡ sự hình thành mô xương bình thường.

Ngoài nguyên nhân do suy thận, nồng độ nhôm trong huyết tương có thể tăng cao hơn bình thường ở những bệnh nhân có gắn khớp giả kim loại làm bằng nhôm. Nồng độ trong Huyết thanh > 10 ng/mL ở bệnh nhân cấy ghép bộ phận bằng nhôm có thể cho thấy bệnh nhân đã mang các bộ phận giả trong thời gian dài.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm?

Xét nghiệm này được dùng để đánh giá nồng độ nhôm ở bệnh nhân bị suy thận. Thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này khi bác sĩ nhận thấy bạn có triệu chứng của ngộ độc nhôm như:

  • Bệnh về xương;

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc;

  • Bất thường liên quan đến hệ thần kinh.

Những bệnh này sẽ dặc biệt nặng lên hơn nữa khi bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm?

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gốm:

Để xét nghiệm nhôm, cần phải có một ống lấy máu đặc biệt, khác với các loại ống lấy máu thường.

Hầu hết các ống lấy máu thường có nút bằng cao su có chưa nhôm silicat. Chỉ cần máu chạm vào phần nút bằng cao su sẽ gây nhiễm nhôm cho mẫu từ đó làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Gadolinium- hoặc chất cản quang có chứa iod được dùng trong vòng 96 giờ có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm kim loại nặng, bao gồm nhôm.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm?

Trước khi xét nghiệm, bạn không cần huẩn bị đặc biệt nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.

Bạn nên báo cho bác sĩ biết những loại thuốc mà mình đang uống, vì có thể một số loại thuốc sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm

Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm là gì?

Khi thực hiện xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm, chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.

  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.

  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.

  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.

  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.

  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.

  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm xác định hàm lượng nhôm?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm …. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

  • Tất cả các lứa tuổi: 0 – 6 ng/ml;

  • Bệnh nhân lọc máu của tất cả các lứa tuổi: < 60 ng/ml.

Kết quả bất thường

Chỉ số tăng bất thường cho thấy bạn có thể bị nhiễm độc nhôm.

Để đưa ra được chẩn đoán chính xác bác sĩ cần kết hợp với các xét nghiệm khác cũng như khám lâm sàng. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên viên xét nghiệm hoặc bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm và sau khi có kết quả để có chẩn đoán bệnh chính xác.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

 

Nguồn tham khảo

Pagana, Kathleen D, and Timothy J. Pagana. Mosby’s Manual of Diagnostic and Laboratory Tests . St. Louis, Mo: Mosby/Elsevier, 2010. Bản in. Trang 43 – 44