Bệnh sởi - Những điều cần biết

Sởi là bệnh Truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường Hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh sởi là bệnh gì?

Bệnh sởi bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với những triệu chứng cơ bản như: Sốt, viêm nang đường hô hấp trên (ho, sổ mũi, chảy nước mũi), phát ban, viêm kết mạc. Khi mắc bệnh sởi, sức đề kháng cơ thể suy giảm, nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng bội nhiễm như phế quản phế viêm, viêm tai giữa, tiêu chảy gây nên do vi khuẩn kí sinh gây bệnh có điều kiện. Bệnh sởi sau khi chuyển sang tình trạng bội nhiễm sẽ dẫn đến những biến chứng rất nặng nề.

Trẻ em sinh ra từ người mẹ từng bị sởi hoặc đã được tiêm phòng vắc xin sẽ ít có nguy cơ bị sởi. Trẻ em sinh ra có miễn dịch từ người mẹ từng bị sởi sẽ được miễn dịch từ 6 – 9 tháng tuổi, tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có thai và tỷ lệ giảm kháng thể trong máu mẹ. Kháng thể mẹ còn tồn tại ở trẻ em sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin sởi ở lứa tuổi này.

Bệnh sởi - Những điều cần biết - ảnh 1

Theo các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường.

Ở nước ta hiện nay có nhiều trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin sởi từ nhỏ đầy đủ nên có nguy cơ mắc bệnh cao và bùng phát các ổ dịch tại cộng đồng.

2. Thời gian ủ bệnh sởi là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sởi là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với virus đến khi khởi phát các triệu chứng, dao động từ 7-14 ngày (trung bình 10-12 ngày).

Người bệnh thường có thể lây truyền sởi từ 1-2 ngày trước khi có triệu chứng. Trẻ em cũng dễ lây sởi trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban.

Tuy nhiên, những cá nhân bị suy giảm miễn dịch có thể truyền bệnh sởi trong suốt thời gian ủ bệnh lẫn phát bệnh dù không bị phát ban. Ho có thể là triệu chứng cuối cùng xuất hiện ở người bệnh sởi.

3. Bệnh sởi nguy hiểm thế nào với trẻ em?

Đối tượng có khả năng lớn mắc bệnh sởi là trẻ em hay những người có sức đề kháng kém. Do đó, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em thường có diễn biến nhanh và nặng. Đối với một số trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh), nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng:

  • Viêm phổi (nhiễm trùng phổi nghiêm trọng)
  • Tổn thương Não suốt đời
  • Viêm tai giữa (dẫn đến mất thính lực)
  • Tử vong

Bên cạnh đó, tiêu chảy, viêm phổi và sưng não là các biến chứng khác của sởi. Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 1-2 trong số 1.000 bệnh sởi ở trẻ em tử vong vì các biến chứng này.

Hiện nay vẫn chưa có phương thức điều trị bệnh sởi cụ thể cho bệnh sởi ở trẻ em. Biện pháp cơ bản vẫn là khắc phục các triệu chứng bệnh.

Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, trẻ sẽ sốt cao liên tục khiến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút. Cần nhanh chóng hạ Sốt cho trẻ với sản phẩm có chứa paracetamol của Hapacol theo đúng liều lượng khuyến cáo (10-15mg/kg cân nặng/lần, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4-6 giờ).

Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi để giữ cho trẻ khỏe mạnh.

4. Bệnh sởi có lây không?

Sởi là căn bệnh có đặc tính lây nhiễm cấp tính từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp như thở, ho, hắt hơi. Thậm chí, bạn có thể mắc bệnh sởi chỉ vì ở trong cùng một căn phòng mà 2 giờ trước đó người mắc bệnh sởi đã hiện diện.

Sởi dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt là ở các khu vực đông đúc dân cư như trường học, văn phòng, khu dân cư… Bạn có thể dễ dàng mắc bệnh sởi vì tiếp xúc từ trước khi người bị sởi phát ban hay có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “bệnh sởi có lây không?” là 100% có.

5. Bệnh sởi lây qua con đường nào?

Virus gây bệnh sởi sống trong chất nhầy mũi và cổ họng của người nhiễm bệnh, do đó bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp. Thông qua ho và hắt hơi, virus có thể lan truyền trong không khí, từ đó dễ dàng lây sang người khác.

Bệnh sởi - Những điều cần biết - ảnh 2

Nếu hít phải không khí bị nhiễm virus hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm virus, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, người không được miễn dịch có thể gặp nguy cơ bị nhiễm bệnh cực cao.

Bệnh nhân sởi thường có thể lây bệnh người khác trong 4 ngày trước và 4 ngày sau khi vết ban đỏ xuất hiện.

6. Bị sởi rồi có bị lại nữa không?

Đây là một trong những thắc mắc về bệnh sởi thường gặp. Những người đã từng mắc bệnh sởi sẽ không bị lần 2 do cơ thể tự sản sinh ra miễn dịch chống lại virus sởi.

Đối với người chưa từng mắc bệnh sởi, tiêm vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất để cơ thể tự tạo miễn dịch, chống lại virus sởi.

7. Bệnh sởi có Ngứa không?

Triệu chứng phát ban là đặc trưng của bệnh sởi. Phát ban thường bắt đầu trên mặt, lan ra thân, sau đó đến cánh tay và chân người bệnh. Nhiều người thắc mắc khi phát ban có làm cho người bệnh sởi bị ngứa không?

Thực tế, giai đoạn mới phát sẽ ít ngứa, đến khi các nốt ban mọc nhiều thì tình trạng ngứa sẽ xuất hiện. Mặc dù vậy, không phải tất cả các trường hợp bị sởi đều gây ngứa. Vậy nên đừng cho rằng ngứa là một dấu hiệu để nhận biết sởi để tránh trường hợp nhầm lẫn sởi với các bệnh lý về da khác.

8. Người lớn có bị bệnh sởi không?

Một số người mắc bệnh do chưa có hệ miễn dịch, tuy nhiên người lớn rất ít khi bị bệnh sởi do đã có hệ miễn dịch từ bé.

Triệu chứng thường thấy của bệnh sởi ở người lớn là sốt, chảy nước mũi, ho khan, Viêm kết mạc mắt, nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện nốt Koplik bên trong miệng nơi gò má

Người lớn khá chủ quan về bệnh sởi do chỉ quan niệm sởi chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ nên không có biện pháp cách ly, chăm sóc và dinh dưỡng đúng cách khi mắc bệnh. Điều này dễ làm bệnh sởi có cơ hội lây lan trong cộng đồng và khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nặng.

Người lớn thường hay chủ quan và cho rằng chỉ có trẻ em mới mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi trên thực tế, bệnh sởi vẫn xuất hiện ở người lớn. Thậm chí, sởi có thể gây ra các biến chứng nguy…

9. Bệnh sởi bao lâu thì khỏi

Hiện nay sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thông thường, có đến 90% bệnh nhân sởi có thể tự khỏi sau khoảng từ 7 – 10 ngày mà không để lại biến chứng nguy hiểm, chỉ có 10% ca bệnh gặp biến chứng nặng.

Sau 3-4 ngày phát ban, người bệnh sẽ hồi phục nhưng người bệnh nên được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biến chứng như viêm não, kháng nguyên, bội nhiễm vi khuẩn… bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Mặc dù sởi là một căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa ở thời hiện đại nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn có các thắc mắc về bệnh sởi rất cơ bản như “bệnh sởi có lây không?” hay “bệnh sởi có ngứa không?”. Qua những giải đáp trên đây, hy vọng bạn đã có được câu trả lời cũng như nắm được các thông tin liên quan.

10. Các biện pháp phòng chống bệnh sởi

Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc – xin sởi (bắt đầu từ tháng 9 trở ra), ngoài ra chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh dưới đây để ngăn ngừa dịch sởi bùng phát:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc bảo vệ chống lại bệnh sởi.
  • Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Để đạt được hiệu quả cao trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng. (Mỗi mũi cách nhau 10 tháng)
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nên có 2 liều, cách nhau ít nhất 28 ngày.
  • Thanh thiếu niên và người lớn chưa bị sởi hoặc chưa được tiêm phòng nên được tiêm 2 liều vắc xin sởi, cách nhau ít nhất 28 ngày.
  • Hai liều vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) có hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi.

Bệnh sởi - Những điều cần biết - ảnh 3

Thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh sởi:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải tay) khi Ho hoặc hắt hơi.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, ôm, hoặc chia sẻ dụng cụ ăn uống hoặc cốc, với những người bị bệnh sởi.

Bài viết tham khảo nguồn: Cục Y tế dự phòng

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung