Mục lục:

Thủy đậu và giời leo là bệnh gì? và có liên hệ với nhau như thế nào?

Bệnh giời leo do siêu vi khuẩn bệnh thủy đậu tái hoạt động gây ra, thường xảy ra trong nhiều năm sau lần bị bệnh thủy đậu ban đầu. Sau khi khỏi thủy đậu, các siêu vi khuẩn này “ngủ đông” và chờ thời cơ hoạt động trở lại gây ra bệnh giời leo hay còn gọi là zona thần kinh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi khuẩn ‘herpes zoster’ hay siêu vi khuẩn ‘Varicella-Zoster’ gây ra. Bệnh có thể mắc dạng nhẹ ở trẻ em và người lớn ở tình trạng nặng hơn.

Người bệnh mắc bệnh thủy đậu sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Đột nhiên bị Sốt nhẹ, sổ mũi, cảm thấy người không khỏe nói chung và da nổi mẩn đỏ.
  • Thông thường mẩn đỏ bắt đầu bằng những chùm nhỏ rồi biến thành những Mụn nước và đóng vảy.
  • Mẩn đỏ xuất hiện 3 - 4 ngày. Ở bất cứ thời điểm nào, các vết lở của mẩn đỏ thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau.
  • Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong 2 tuần, sau khi người bệnh tiếp xúc với siêu vi khuẩn gây bệnh.
  • Đa số người bệnh đều bình phục mà không bị biến chứng nhưng đôi khi bệnh thủy đậu có thể dẫn tới những biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như bị viêm phổi và viêm não. Một số ít trường hợp có thể gây tử vong.

Bệnh thủy đậu là bệnh lây nhiễm, người bình thường có thể lây từ người bệnh qua các con đường:

  • Siêu vi khuẩn lây khi người bệnh ho
  • Tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước
  • Dễ dàng lây cho người chưa từng bị thủy đậu, chức được tiêm phòng chủng ngừa trước đó
  • Người bệnh sẽ lây lan cho người khác trong từ một hay hai ngày trước khi nổi mẩn đỏ (tức là trong giai đoạn bị sổ mũi) và có thể đến năm ngày sau đó (khi các Mụn nước đã đóng vảy cứng).

Người đã mắc bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ tạo ra sức đề kháng miễn dịch, nên hiếm trường hợp sẽ bị thủy đậu lần hai. Bởi vậy, bất cứ ai chưa từng bị thủy đậu có nguy cơ dễ lây hơn người khác.

Thủy đậu và giời leo là bệnh gì? và có liên hệ với nhau như thế nào? - ảnh 1
Người đã mắc bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ tạo ra sức đề kháng miễn dịch

2. Bệnh Giời leo là gì?

Bệnh Giời leo cũng do siêu vi khuẩn bệnh thủy đậu tái hoạt động gây ra, thường xảy ra trong nhiều năm sau lần bị bệnh thủy đậu ban đầu. Sau khi khỏi thủy đậu, các siêu vi khuẩn này “ngủ đông” và chờ thời cơ hoạt động trở lại gây ra bệnh Giời leo hay còn gọi là Zona thần kinh.

Bệnh giời leo với biểu hiện nổi mẩn giống như bệnh thủy đậu, gây đau rát trên một khoảng da, phát triển theo đường đi của dây thần kinh, thường là ở một nửa bên người. Tình trạng bị đau rát và Ngứa ran đi đôi với mẩn đỏ có thể kéo dài trong nhiều tuần lễ hay nhiều tháng sau khi mẩn đỏ đã biến mất. Trường hợp này gọi là chứng đau dây Thần kinh sau khi bị nhiễm siêu vi khuẩn ‘herpes’ (post-herpetic neuralgia).

Siêu vi khuẩn gây bệnh giời leo dễ lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với mẩn đỏ của người bệnh, đặc biệt với người chưa từng bị thủy đậu, chưa có hệ miễn dịch ức chế với bệnh.

3. Bệnh thủy đậu và giời leo có liên quan gì đến nhau?

Như vậy có thể kết luận, bệnh thủy đậu là tiền thân của bệnh giời leo. Nếu không được điều trị đúng cách, giời leo hay thủy đậu đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, giời leo có thể dẫn đến các biến chứng như viêm kết mạc, giác mạc, viêm màng bồ đào, rối loạn tiết niệu trực tràng, liệt mặt, viêm não, màng não. Biến chứng đáng sợ nhất là đau sau zona, thường gặp ở người cao tuổi, có làn da khô, mỏng. Đây là tình trạng đau dai dẳng theo khoanh da sau khi Mụn nước đã lành (4-6 tuần), rất khó trị. Bệnh nhân phải chịu những cơn đau liên tục như dao đâm, cắt thịt, kéo dài vài tháng, vài năm hoặc suốt đời.

4. Phòng ngừa thủy đậu và giời leo như thế nào? 

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu là tiêm phòng thủy đậu, cụ thể như sau:

  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi cần được tiêm phòng chủng ngừa bệnh thủy đậu
  • Thanh thiếu niên từ 14 tuổi trở lên chưa miễn dịch với bệnh cần Tiêm chủng ngừa 2 liều, cách nhau 1 đến 2 tháng.
  • Người dễ có nguy cơ bị bệnh thủy đậu như nhân viên y tế, người đang sống hay làm việc với trẻ nhỏ, phụ nữ định có thai và người có hệ miễn dịch ức chế ở chung và tiếp xúc với người bệnh nên được chủng ngừa bệnh .
  • Người bị bệnh thủy đậu nên tránh xa người khác
  • Người bị bệnh thủy đậu nên che mũi và miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay kỹ và không sử dụng chung đồ ăn, uống với người bình thường
  • Thai phụ, trẻ em có sức đề kháng kém nên tránh xa người bị bệnh thủy đậu

Điều này giúp phòng ngừa tối đa bệnh thủy đậu đầu tiên, sau đó là hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh giời leo sau đó bởi sự tồn tại của siêu vi khuẩn hoạt động trở lại.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung