Béo phì và nguy cơ vô sinh

Béo phì là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay khi những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, tinh bột, đường ngày càng nhiều và được mọi người cực kỳ yêu thích. Béo phì đang là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh như đau nửa đầu, tiểu đường, rối loạn giấc ngủ và còn có thể là vô sinh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Khi nào người bệnh được xem là béo phì?

Béo phì hay thừa cân là tình trạng cơ thể thể tích quá nhiều mỡ, chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Để đánh giá người bệnh có trong tình trạng Béo phì hay không chúng ta sẽ dựa trên kết quả của chỉ số BMI.

Chỉ số BMI là điểm số tiêu chuẩn dùng để xác định mức cân nặng của bệnh nhân, trong đó sử dụng số đo về chiều cao và cân nặng của cơ thể làm cơ sở đánh giá. Sau khi có chỉ số BMI thì bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân như sau:

  • BMI
  • 16 ≤ BMI
  • 17 ≤ BMI
  • 18.5 ≤ BMI
  • 25 ≤ BMI
  • 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1;
  • 35 ≤ BMI
  • BMI >40: Béo phì độ III.
Béo phì và nguy cơ vô sinh - ảnh 1
Một người được đánh giá là thừa cân dựa trên chỉ số BMI

2. Béo phì và nguy cơ vô sinh

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm, cho dù ở độ tuổi nào thì bệnh lý này cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Nhưng nhiều người còn chưa biết rằng, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề Vô sinh ở cả nam giới lẫn nữ giới.

Theo thống kê cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá 10-15% thông thường thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lượng chất béo này gây ra dư thừa estrogen trong cơ thể phụ nữ, từ đó làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ảnh hướng đến khả năng sinh con của nữ giới.

Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, hầu hết các trường hợp hợp béo phì đều dẫn đến tiểu đường. Những phụ nữ có lượng đường cao và không ổn định thì khi Mang thai có thể xảy ra tình trạng Sinh non hoặc sảy thai. Đồng thời, trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì sẽ có khả năng bị thừa cân, bị dị tật bẩm sinh, cần chăm sóc đặc biệt sau khi sinh hoặc có vấn đề về sức khỏe trong thời thơ ấu và có thể béo phì trong quá trình phát triển.

Không những vậy đối với nam giới, béo phì cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh con. Vì tiểu đường sẽ gây ra suy giảm chức năng của nội tạng, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, từ đó kéo theo tình trạng yếu sinh lý. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh trùng của người mắc bệnh tiểu đường thường có dấu hiệu bị tổn thương. Do đó, không chỉ có phụ nữ mà đàn ông bị Vô sinh do béo phì cũng chiếm một tỉ lệ cao.

Béo phì và nguy cơ vô sinh - ảnh 2
Béo phì làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở cả nam và nữ giới

3. Làm sao để khắc phục nguy cơ vô sinh do béo phì?

Béo phì không chỉ gây mất Thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Do đó để khắc phục nguy cơ vô sinh do béo phì thì chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Trong đó, giảm cân là phương pháp hiệu quả và cần thiết nhất đối với những bệnh nhân bị béo phì.

Khi có một cân nặng tiêu chuẩn, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng được giữ ổn định, tăng ham muốn của cả nam và nữ, khả năng thụ thai tự nhiên cũng từ đó mà tăng lên. Mặc dù, không phải tất cả các trường hợp béo phì cũng bị vô sinh nhưng nguy cơ vô sinh ở những bệnh nhân này sẽ cao hơn người bình thường. Vì vậy việc giảm cân và duy trì một vóc dáng hợp lý không chỉ giúp nâng cao thẩm mỹ mà cũng rất cần thiết đối với sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

Tuy nhiên, việc giảm cân nói thì đơn giản nhưng để giảm cân thành công thì không hề dễ dàng. Vì thế người bệnh cần lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả. Theo kiến nghị của các chuyên gia Dinh dưỡng thì việc kết hợp kiểm soát chế độ ăn uống, điều chỉnh cách sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi là phương pháp giảm cân đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Cụ thể phương pháp giảm cân dành cho những người có nguy cơ vô sinh do béo phì như sau:

  • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối, trong đó, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, đồng thời tránh thức ăn chứa nhiều chất béo, lượng đường cao.
Béo phì và nguy cơ vô sinh - ảnh 3
Xây dựng thực đơn giảm cân với nhiều rau củ và trái cây tươi
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, người bệnh không được thức quá khuya, dậy quá muộn. Đặc biệt vào ban đêm sẽ không được ăn vặt và sử dụng quá nhiều chất kích thích.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe và loại bỏ lượng mỡ dư thừa trên cơ thể bằng những bài tập đơn giản như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lồng...
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc và không theo chỉ định của bác sĩ hoặc những phương pháp giảm cân không khoa học. Vì điều này có thể không mang lại hiệu quả giảm cân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm và có sự ảnh hưởng rất chậm đến cơ thể, vì vậy người bệnh thường rất chủ quan. Khi tình trạng bệnh kéo dài thì cơ thể cũng bị tổn thương nhiều hơn. Vì vậy hãy duy trì một cân nặng hợp lý để có một sức khỏe tốt.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*