Bị Zona trong thai kỳ, có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bệnh zona gây ra bởi virus thủy đậu, khiến người mắc bệnh bị đau ngoài da do phát ban phồng rộp. Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi trong thời kỳ mang thai. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Triệu chứng của bệnh Zona

Bệnh zona là một dạng tái hoạt động của virus varicella zoster - tác nhân gây bệnh thủy đậu. Đôi khi bệnh Zona còn được gọi là herpes zoster, nhưng không giống với herpes sinh dục.

Một người đã từng bị thủy đậu trước đó sẽ không tái phát sau này, nhưng virus có thể hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona. Tình trạng này thường là dấu hiệu của thay đổi bên trong cơ thể liên quan đến lão hóa, hoặc cảnh báo khả năng miễn dịch của bạn đang ở mức thấp nên không thể kìm hãm được virus. Nguyên nhân có thể là do thai kỳ hoặc căng thẳng nghiêm trọng. Bệnh zona có thể tái phát nhưng sẽ không trở lại nhiều lần.

Triệu chứng điển hình của bệnh zona là phát ban dưới dạng những Mụn nước nhỏ, gây đau đớn cho người bệnh. Mụn nước sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở ngực, bụng, một bên thân mình hoặc khuôn mặt. Trước khi phát ban, bệnh nhân thường cảm thấy nóng rát hoặc Ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi kèm theo triệu chứng mệt mỏi và không khỏe trong người. Một vài người cũng bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiểu. Trong một vài ngày tiếp theo, các vết phát ban phồng rộp thành mụn nước chứa dịch lỏng, sau 7 - 10 ngày sẽ bong vảy và rơi ra.

Ngay cả khi phát ban đã biến mất, những cơn đau vẫn có thể tồn tại ở vị trí cũ. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh sau zona, ảnh hưởng đến khoảng 1% người bệnh. Số còn lại sẽ chấm dứt cơn đau trong vòng tối đa 4 tháng kể từ khi dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

2. Bệnh zona có ảnh hưởng đến thai Nhi không?

Phụ nữ bị bệnh zona khi Mang thai sẽ không gây hại cho thai nhi. Mặc dù bệnh zona là vô hại đối với em bé trong thai kỳ, nhưng virus varicella-zoster lại rất dễ lây lan gây ra bệnh thủy đậu.

Cụ thể, mắc bệnh thủy đậu khi Mang thai có thể dẫn đến nhiễm thủy đậu hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tùy thuộc vào thời điểm thai phụ bị bệnh.

Vì vậy người bị bệnh zona cần cách ly với những phụ nữ mang thai cho đến khi các tổn thương trên da lành lại, đặc biệt là nếu phát ban xảy ra ở phần cơ thể mà quần áo không che phủ. Trong trường hợp bạn đang mang thai và chưa bị thủy đậu (hoặc chưa có miễn dịch nhờ vắc-xin), nên tránh tiếp xúc với người bị zona hoặc đám đông khi có dịch thủy đậu bùng phát. Có thể thực hiện Xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể đối với VZV (varicella-zoster) Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị bệnh zona, đặc biệt là khi bị mụn nước xuất hiện ở phần đầu cổ và mặt, thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để hạn chế ảnh hưởng đến mắt.

Bị Zona trong thai kỳ, có ảnh hưởng đến thai nhi? - ảnh 1
Mẹ bầu bị bệnh zona sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi

3. Điều trị bệnh zona ở phụ nữ mang thai

Hiện nay, vẫn không có thuốc chữa trị đặc hiệu cho bệnh zona. Tuy nhiên, có thể điều trị bằng thuốc kháng virus như: Acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) để giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh zona cũng như nguy cơ đau thần kinh sau zona. Thuốc sẽ hoạt động tốt nhất nếu được dùng càng sớm càng tốt sau khi các triệu chứng bắt đầu. Bác sĩ cần cân nhắc xem lợi ích của thuốc kháng virus có cao hơn rủi ro cho em bé hay không, trước khi quyết định cho thai phụ điều trị bệnh zona bằng thuốc. Nếu dùng đúng theo chỉ dẫn thì những loại thuốc này được xem là an toàn trong thai kỳ.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp hỗ trợ sau đây nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona:

  • Uống paracetamol để giảm đau do phát ban;
  • Giữ cho các nốt mụn nước sạch sẽ và khô ráo nhằm tránh nhiễm trùng;
  • Không dùng chung khăn và quần áo với người bệnh để hạn chế lây lan;
  • Mặc quần áo rộng rãi khi bị phát ban, tránh để vải cọ xát vào những nốt mụn nước sẽ giúp chúng mau lành hơn;
  • Nếu các nốt mụn bị rỉ nước, hãy sử dụng miếng gạc mát để làm dịu làn da và giúp giữ sạch vết phát ban. Lưu ý, mỗi lần áp gác mát vào nốt mụn không kéo dài quá 20 phút và chỉ thực hiện khi chúng đang rỉ dịch;
  • Thoa một ít kem dưỡng da calamine vào vết phát ban để làm dịu cơn ngứa.

Mặc dù có vắc-xin phòng ngừa bệnh zona nhưng chủ yếu được tiêm cho người già và không nên dùng cho phụ nữ có thai. Theo khuyến cáo, phụ nữ chỉ nên chủng ngừa vắc-xin Zostavax trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về nguy cơ mắc bệnh zona, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh zona. Đối với phụ nữ đã mang thai, cần tập thói quen sống lành mạnh và đến khám bác sĩ ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh zona ở trẻ sơ sinh và thai phụ.

Bài viết tham khảo nguồn: babycentre.co.uk, webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Phạm Văn Hiển

  • 219 Đường Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Mạnh Hùng

  • 245 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Hưng

  • 207 Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Nguyễn Hải An

  • 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Bảo Hòa

  • 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*