Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

10/11/2020
Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ có thể gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Bài viết giới thiệu các cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

1. Điều trị bệnh trĩ tại nhà giảm đau nhanh chóng

Trước khi đi sâu vào các phương pháp dân gian bạn nên áp dụng các phương pháp chung dành cho bệnh nhân trĩ dưới đây theo niddk hướng dẫn.

Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, hạn chế thức ăn cay nóng để tránh bị táo bón.

  • Chườm đá lạnh: Sử dụng túi nước đá đặt vào hậu môn khoảng 15p để giảm sưng và đau. Cách này rất hiệu quả với trường hợp bị trĩ ngoại độ 3 4. Lưu ý khi chườm đá không bôi bất kỳ loại kem nào vào búi trĩ.
  • Dùng thuốc làm mềm phân: Trường hợp phân cứng sẽ ma sát mạnh vào các búi trĩ khiến chúng bị chảy máu, sưng đau và dễ nhiễm trùng. Khi này bạn nên dùng thuốc làm mềm phân để không tác động quá mạnh tới búi trĩ.
  • Mặc quần rộng thoáng mát.
  • Không rặn quá mạnh khi đi cầu.
  • Khi cảm thấy mắc cầu hãy đi ngay lập tức đừng để đó lát nữa mới đi vì nó sẽ gia tăng áp lực lên ổ bụng tạo thành búi trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong một bồn tắm (sitz) bằng nước muối ngày 2-3 lần giúp giảm nhiễm trùng và cảm giác Ngứa ngáy khó chịu ở búi trĩ.
  • Sử dụng các loại thuốc mỡ bôi trĩ của tây y (vd Preparation H) để giảm đau búi trĩ cấp tốc.

2. Điều trị trĩ bằng phương pháp dân gian

2.1. Điều trị trĩ bằng Rau diếp

Rau diếp trong dân gian hay mỗi vùng miền còn có một tên gọi khác như rau vẹn, tập thái, ngư tinh thảo… và có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb.

Theo như nghiên cứu của Đông y thì trong rau diếp cá có vị cay, lại có tính hơi lạnh có thể giúp cho thanh nhiệt, giải độc cơ thể, sát trùng, sát khuẩn cao vì vậy chúng có khả năng chữa trị bệnh trĩ tốt nhất.

Để điều trị bệnh trĩ mang lại kết quả, bạn có thể áp dụng thực hiện như sau:

  • Khi tình trạng các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn: Hãy vệ sinh thật sạch vùng hậu môn của mình rồi lau khô.
  • Sau đó giã nát rau diếp cá rồi đắp vào, dùng băng gạt cố định rau diếp cá tại hậu môn để các tinh chất có thể thấm vào các búi trĩ điều trị và giảm các triệu chứng mà trĩ gây ra.
  • Hãy làm như vậy một ngày một lần để búi trĩ không bị sa xuống thêm và bệnh không có cơ hội tiến triển ở mức nặng hơn.
  • Nếu các búi trĩ trở nên sưng, đau. Bạn hãy dùng rau diếp cá nấu nước và ngồi xông hậu môn của mình, cách làm này sẽ khiến cho tình hình trở nên dễ chịu hơn.

2.2. Điều trị trĩ bằng đu đủ

Rất nhiều người biết đến đủ đủ, hay thường xuyên ăn chúng mà không hay rằng, đủ đủ xanh lại có tác dụng điều trị bệnh trĩ thần kì.

Trong đu đủ có chứa các loại vitamin tốt và cung cấp cấp Dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin A,B.C…

Các loại khoáng chất như Kali, Fe, Canxi, Magie và cung cấp sức đề kháng cho cơ thể để có thể chống đối với bệnh tật.

Để trị bệnh trĩ, trong dân gian hay sử dụng đu đủ xanh, vì đu đủ xanh có tính sát khuẩn cao, có khả năng thu nhỏ búi trĩ, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.

Cách thực hiện trị bệnh trĩ với đu đủ xanh rất độc đáo, tuy lạ nhưng lại mang lại hiệu quả khá là bất ngờ.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một trái đu đủ xanh còn nguyên cuống, càng nhiều nhựa càng tốt.

Trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của mình bằng nước muối sinh lí.

Sau đó cắt đôi trái đu đủ xanh còn tươi và để nguyên cuống úp vào mỗi bên cẳng chân một nửa rồi cột lại để vậy ngủ qua đêm.

Sáng hôm sau, gỡ ra và vệ sinh sạch sẽ với nước. Cách làm này vừa có tác dụng thu nhỏ búi trĩ, vừa giảm được các triệu chứng đau rát.

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ của mình với đu đủ xanh thì bạn cũng có thể dùng đu đủ chín ăn hằng ngày.

Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng. Từ đó, các dấu hiệu bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được chấm dứt.

Bạn cũng có thể dùng đủ đủ để két hợp với các món ăn trong thực đơn của mình hằng ngày vừa ngon miệng, vừa có thể chữa được những bệnh tật trong người.

2.3. Điều trị trĩ bằng lá trầu không

Hiện nay, chữa bệnh bằng lá trầu đang được nhiều người truyền tay nhau về công dụng chữa bệnh trĩ của lá trầu.

Lá trầu được giới đông y xem như là một loại thuốc quý, được dùng để chữa các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…

Lá trầu, tinh chất từ trầu còn có tác dụng kháng nấm, sát khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn đang tung hoành tại hậu môn của người bệnh.

Vì vậy các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được đẩy lùi khi nhờ đến sự tác động của lá trầu không.

Cứ 100gr lá trầu thì sẽ chứa tới 2,4% tinh dầu vì thế khi thoa lên hậu môn, sẽ có tác dụng làm mềm thành mao mạch, hạn chế sự viêm nhiễm, giúp búi trĩ có thể tự có vào bên trong.

Cách thực hiện phương pháp này cũng không hề phức tạp. Bạn có thể áp dụng một trong những cách thực hiện sau.

Cách 1: Dùng lá trầu không nguyên chất, chọn những lá có bản to, xanh, không bị sâu bọ, hư hỏng.

  • Khoảng 100 lá trầu không, nấu với khoảng 1 lít nước, đến khi nước sôi thì để khoảng vài phút cho các tinh chất từ trong lá trầu có thể được tiết ra hết.
  • Đổ nước ra chậu nhỏ rồi xông hậu môn của mình cho đến khi nước ấm, thì ngồi ngâm hậu môn, dùng tay rửa nhẹ nhàng để tinh chất trầu không sát khuẩn, kìm hãm sự phát triển của bệnh trĩ.

Cách 2: Dùng lá trầu kết hợp với các nguyên liệu điều trị khác

  • 7 lá trầu, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết, 1 hạt cau. Giã nát những nguyên liệu trên rồi đun sôi hợp chất này.
  • Khi các hợp chất đã được tiết ra thì dùng nước xông hậu môn như bình thường, khi xông xong thì lau sạch, dùng lá trầu giã nát đắp lên vài phút để hỗ trợ điều trị nhanh hơn.

2.4. Điều trị trĩ bằng bằng tỏi

Tỏi không chỉ là nguyên liệu dùng trong gian bếp hằng ngày của mọi nhà, mà chúng còn là vị thuốc để chữa trị nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh trĩ.

Đối với bệnh trĩ thì tỏi có rất nhiều công thức để điều trị. Bạn có thể áp dụng những cách sau:

Dùng tỏi kết hợp với rượu: Chỉ cần chuẩn bị một ít rượu, tỏi có thể cắt lát hoặc giã nát, ngâm tỏi với rượu khoảng 2 tuần.

Sau khi đã có hỗn hợp tỏi ngâm rượu thì cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi dùng bông thấm tinh chất đắp vào hậu môn.

Cách này có thể giúp làm teo nhỏ búi trĩ, giảm sưng đau hậu môn, chấm dứt Tình trạng viêm nhiễm mang lại cảm giác khỏe khoắn cho người bệnh.

Dùng tỏi nguyên chất để chữa bệnh trĩ cho bà bầu: Dùng 1 củ tỏi nướng lên, sau đó bóc vỏ, đập dập.

Dùng khăn bọc tỏi ngay khi còn nóng chườm lên hậu môn, chà qua chà lại, làm cách này thường xuyên sẽ giúp cho các búi trĩ có thể tự co lại một cách tự nhiên.

Dùng trĩ kết hợp với bột hoàng liên: Cũng với cách này, bạn có thể nướng tỏi lên rồi xay nhuyễn tỏi .

Sau đó trộn bột hoàng liên với phần bột tỏi nước vừa xay nhuyễn lại với nhau. Vo thành những viên nhỏ, mỗi ngày uống vài viên , tốt nhất là 5 viên.

Thực hiện trong 15 ngày bạn sẽ thấy bệnh tật trong người mình có tiến triển rất khả quan.

2.5. Điều trị bệnh trĩ bằng quả sung

Chữa bệnh trĩ bằng quả sung là bài thuốc dân gian vẫn được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Tuy rằng, những bài thuốc dân gian này không thể cho được tác dụng, hiệu quả nhanh như những loại thuốc tân dược.

Nhưng chúng lại có thể mang lại kết quả dứt điểm, không gây tái phát mà lại còn hoàn toàn an toàn, không gây tác dụng phụ.

Ta có thể thấy sung mọc hoang rất nhiều, khi không có bệnh ta thường hay bỏ qua chúng nhưng không hay rằng chúng có tác dụng điều trị bệnh trĩ tuyệt vời.

Ngoài chữa được bệnh trĩ, quả sung còn có thể dùng để hỗ trợ tiêu hóa, chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

Chữa bệnh trĩ đơn giản với quả sung bằng cách:

  • Nấu nước quả sung để xông hậu môn của mình. Thực hiện bằng cách chuẩn bị một ít nước lá sung thêm vào khoảng 10 trái sung tươi.
  • Nấu sôi rồi xông hậu môn, thời gian xông phải từ 30p trở lên thì các triệu trứng của bệnh trĩ mới có thể được cải thiện.
  • Ngoài việc xông, thì bạn cần phải kết hợp với việc ăn trái sung tươi hằng ngày, ăn vào mỗi khi đói để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
  • Hay cũng có thể chế biến quả sung thành món ăn ngon lạ miệng cho gia đình.
  • Có thể nấu trái sung với lòng lợn: Chuẩn bị 10-20 trái sung tươi hoặc đã được phơi khô. Chuẩn bị một nồi nước vừa ăn, cho lòng lợn làm sạch vào.
  • Nước sôi cho sung vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cách này vừa trở thành một món ăn ngon, vừa hỗ trợ chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả.

2.6. Điều trị trĩ bằng lá vông

Đây là một cây mọc hoang, nhưng lại có tác dụng chữa trị bệnh trĩ rất tốt. Bạn cũng rất dễ dàng tìm kiếm chúng ở khắp mọi nơi.

Trong đông y, lá vông có tính sát khuẩn, chống viêm cao vì thế các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ được chúng làm dịu đi, mang lại sự thoải mái cho người bệnh.

Không những có tác dụng trị trĩ mà lá vông còn giúp người bệnh được ngủ sâu, cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Hãy bắt tay vào thực hiện bằng cách chuẩn bị vài lá vông tươi, khoảng 10 lá, rửa sạch với nước muối.

Sau đó đem những lá vông đó đi hơ qua lửa rồi đắp lên hậu môn, trước khi đắp, hậu môn phải được rửa thật sạch.

Lá vông hơ qua lửa sẽ có tác dụng làm co búi trĩ. Cách này thực hiện rất đơn giản, nên bạn hãy thực hiện áp dụng thường xuyên để mang lại kết quả cao.

2.7. Điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Cũng giống như những cách chữa bệnh bằng phương pháp dân gian khác, dầu dừa cũng là một trong những nguyên liệu chữa trị bệnh trĩ được nhiều người ưu ái.

Dầu dừa ngoài có công dụng là nguyên liệu chăm sóc sắc đẹp cho các chị em thì nó còn có thể làm giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

Tuy nhiên, trên thị thường các chế phẩm dầu dừa được bày bán rất nhiều, pha lẫn tạp chất vì lợi nhuận.

Vì thế, người bệnh cần phải chú ý khi chọn mua sản phẩm này để có thể mang lại kết quả cao.

Tốt nhất là bạn nên tự chế biến dầu dừa để được đảm bảo tính nguyên chất, vì cách chế biến ra dầu dừa rất dễ làm.

Khi đã có dầu dừa nguyên chất, thì bạn có thể bắt tay vào việc điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cách:

Hằng ngày, vệ sinh hậu môn thật sẽ rồi lau thật khô. Sau đó bôi trực tiếp dầu dừa vào hậu môn.

Tốt hơn hết, một ngày bạn cần thực hiện vài lần. Chỉ trong vòng vài tuần là bạn đã có thể thấy những hiệu quả mà dầu dừa mang lại.

Bên cạnh đó bạn cũng có thế sử dụng dầu dừa trong chế biến các món ăn hoặc uống trực tiếp dầu dừa để chúng hỗ trợ tiêu hóa, chống Táo bón cho bản thân.

2.8. Điều trị bệnh trĩ bằng mật ong

Ít ai có thể ngờ rằng mật ong có công dụng chữa trị bệnh trĩ, không những trị trĩ mà chúng còn trĩ cực hay mà bạn nên áp dụng cho chính bản thân mình.

Vì sao mật ong lại có thể chữa trị bệnh trĩ hiệu quả? Chính là nhờ vào những thành phần chữa trong mật ong đều rất tốt cho cơ thể.

Ta có thể dùng mật điều trị trĩ ngoại bằng cách:

Bôi trực tiếp mật ong vào vùng bị trĩ:

  • Dùng mật ong nguyên chất, không pha tạp bôi trực tiếp vào hậu môn, vùng có búi trĩ .
  • Bạn có thể làm vào buổi trưa và buổi tối rồi để vậy nằm thừ giản 30p rồi sau đó rửa sạch với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày hai lần để mật ong phát huy công dụng điều trị trị bệnh của mình .
  • Bằng cách này, sẽ giảm nhanh các triệu sưng viêm, chảy máu của các búi trĩ gây ra tại hậu môn.
  • Kết hợp uống mật ong và những nguyên liệu thảo dược khác.
  • Bạn có thể dùng mật ong, để uống với những vị thuốc có công dụng điều trị bệnh trĩ khác như đậu đen.
  • Hãy đem đậu đen đi ninh nhừ rồi cho vào hoảng 25ml mật ong quấy cho thật đều rồi ăn chúng khi bụng đói.

2.9. Điều trị trĩ bằng lá ổi

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam như lá ổi non là phương pháp chữa bệnh dân gian được nhiều người bệnh sử dụng.

Theo y học cổ truyền trong lá ổi có vị chát, lành tính có khả năng co mạch, sát trùng các vết thương.

Ăn lá ổi còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng do đó mà chúng có thể chữa bệnh trĩ rất tốt.

Bạn có thể ngâm rửa hậu môn bằng lá ổi. Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ổi non, rửa sạch rồi sau đó đem đun sôi.

Khi nước còn ấm hãy ngồi ngâm hậu môn của mình khoảng 30p, sau khi ngâm xong hay lau khô, tránh rửa lại với nước để chúng có thể giữ vệ sinh, sát khuẩn cho vùng da bị tổn thương.

Bằng cách khác bạn có thể ép lấy nước lá ổi non uống hằng ngày. Những khoáng chất chứa trong lá ổi sẽ giúp cho việc chữa trị bệnh của bạn nhanh chóng mang lại nhiều khả thi và bạn sẽ mau chóng được khỏi bệnh trĩ đến không ngờ.

Việc điều trị bệnh theo phương pháp dân gian không giống như những phương pháp điều trị bệnh khác mà có thể mang lại hiệu quả ngay tức khắc.

Và tùy theo từng cơ địa của mỗi người, tùy vào cấp độ, tình trạng bệnh của mỗi người nên những phương pháp sẽ cho lại những kết quả khác nhau.

Vì vậy, người bệnh cũng cần phải tránh những suy nghĩ tiêu cực mà làm ảnh hưởng đến kết quả chữa trị của mình.

Cần phải kiên trì, giữ vững tâm lí của bản thân thì mọi công sức bạn bỏ ra sẽ nhận lại được sự hài lòng.

3. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ độ I và đa số là trĩ độ II.

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì, ngũ cốc) và các chất làm mềm phân, uống thêm nước
  • Tránh rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.
  • Đừng vội cho rằng chảy máu hậu môn-trực tràng bao giờ cũng do trĩ. Cần phải loại trừ ung thư bằng chụp và soi đại tràng.

4. Điều trị ngoại khoa

4.1. Các can thiệp thủ thuật

  • Thắt dây chun là phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II (không dùng cho trĩ ngoại). Bác sĩ sẽ báo trước cho bạn là khi trĩ rụng, từ ngày 6 đến ngày 10 có thể bị chảy máu nhẹ. Nếu bạn bị đau, Bí tiểu Sốt thì cần đến khám lại để loại trừ một hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.
  • Tiêm xơ chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị Suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu. Thủ thuật tiêm xơ sẽ thực hiện bằng cách bơm 1-2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.
  • Quang đông hồng ngoại chỉ định cho trĩ độ I, II.
  • Đốt lase búi trĩ chỉ định cho trĩ độ II.

Lưu ý: Các can thiệp thủ thuật này cần được thực hiện tại các bác sĩ chuyên khoa và cần được thực hiện tại các bệnh viện.

4.2. Các can thiệp phẫu thuật

  • Cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Miliant Morgan, Feguson hay White heat dành cho các trĩ nội độ III và độ IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng.Việc cắt trực tiếp các búi trĩ sẽ làm mất lớp đệm ống hậu môn nên gây ra cho người bệnh bị són phân.Thêm vào đó là việc can thiệp trực tiếp vào búi trĩ sẽ làm tổn thương các đầu mút Thần kinh vùng ống hậu môn sẽ làm cho bệnh nhân đau đớn kéo dài.

Trong 10- 20 năm trở lại đây, các bác sĩ thực hiện các phẫu thuật không can thiệp trực tiếp vào búi trĩ mà chỉ can thiệp vào phía trên đường lược và không nhằm mục đích cắt bỏ các búi trĩ. Nguyên tắc của các phương pháp này là giảm lượng cấp máu đến búi trĩ và cố định búi trĩ trở lại vị trí giải phẫu bằng dụng cụ hay những đường khâu.

  • Phẫu thuật Longo chỉ định cho các trĩ nội độ II, III và trĩ vòng. Nguyên tắc là sử dụng công cụ khâu vòng để cắt bỏ một khoanh niêm mạc từ 2 cm đến 5 cm trên đường lược và đặt các đinh rập để khâu lại niêm mạc. Các mạch máu đi đến các búi trĩ cũng bị khâu cắt, góp phần làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại.

Ưu điểm: Rất ít đau (vì phía trên đường lược có rất ít các cơ quan cảm thụ cảm giác), bệnh nhân có thể ra viện sớm 1-2 ngày sau mổ, và sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.

Nhược điểm: khó giải quyết các trường hợp trĩ hỗn hợp kèm sa niêm mạc trực tràng quá nhiều; giá máy bấm nối chuyên dụng còn cao.

  • Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD) chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III. Mục đích là cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc để đến các đám rối trĩ làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại. Sử dụng thiết bị Doppler để xác định các động mạch trĩ, sau đó thắt các động mạch này bằng các mũi khâu 2 - 3cm trên đường lược. Các búi trĩ sa sau đó sẽ được cố định lại vào trong ống hậu môn bằng các đường khâu vắt theo chiều dọc của ống hậu môn. Kỹ thuật này đơn giản, an toàn, hiệu quả và ít đau sau mổ. Tuy nhiên có trường hợp các mạch trĩ bị bỏ sót.

5. Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ cần được khám sớm với bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng

Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh trĩ mà có hướng điều trị thích hợp.

Biến chứng bệnh trĩ cấp tính có thể là đau, nhiễm trùng, chảy máu và bí tiểu. Bệnh trĩ càng lâu không can thiệp điều trị thì biến chứng muộn càng khó kiểm soát.

Không nên vì tự ti là bệnh ở vùng kín nên ngại ngùng khi đi khám

6. Bị bệnh trĩ nên ăn gì?

Bệnh trĩ rất phổ biến, nhưng mỗi chúng ta có thể tự phòng ngừa bằng cách có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học: uống thêm nước, đại tiện đúng giờ tránh ngồi lâu , không nên lạm dụng rượu bia và đồ cay nóng ... Việc này cũng áp dụng để giảm triệu chứng trĩ, hỗ trợ điều trị bệnh.

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Những thực phẩm được khuyên dùng gồm: Ngũ cốc nguyên cám (lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch...), trái cây, rau củ... giúp tăng khối lượng phân, mềm phân.
Uống nhiều nước: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày cùng các chất lỏng khác, trừ rượu bia để hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân.
Bệnh trĩ ăn trái cây, hoa quả gì phù hợp?

Hàng ngày mọi người nên ăn đủ lượng chất xơ được khuyến cáo là 25gr mỗi ngày với nữ và 40gr mỗi ngày với nam. Bổ sung thêm hoa quả như chuối đu đủ, bưởi ... sẽ giúp cải thiện triệu chứng, giảm chảy máu búi trĩ hiệu quả.

Có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp phân mềm và đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày hơn.

Cố gắng đi vệ sinh đều đặn & không rặn mạnh khi đi vệ sinh
  • Việc tạo thói quen khi đi vệ sinh là cần thiết, nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc, bởi việc nhịn khiến phân giữ lại lâu trong trực tràng và hậu môn, trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân khiến phân khô cứng, ứ đọng và khó đi hơn.
  • Việc càng cố gắng rặn mạnh khi đi vệ sinh sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến búi trĩ càng dễ chảy máu và phình to. Cần tránh việc đọc báo xem máy tính điện thoại di động khi đi đại tiện
  • Tập thể dục mỗi ngày là cần thiết để tăng cường sức khỏe, ngừa Táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, đặc biệt là những người phải thường xuyên đứng hay ngồi lâu
Hạn chế ngồi quá lâu

Ngồi quá lâu, đặc biệt trên bồn cầu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch ở hậu môn, khiến bệnh trĩ nặng thêm. Nếu do tính chất công việc, hãy cố gắng thường xuyên vận động, vừa hạn chế bệnh trĩ vừa tốt cho xương cột sống.

Triệu chứng của bệnh trĩ không quá khó để nhận biết. Nhưng hầu hết đều bị người bệnh chủ quan bỏ qua hay chủ quan nghĩ có thể tự điều trị ở nhà. Những triệu chứng đặc thù là chảy máu hậu môn ngoài trĩ có thể từ nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cần đề phòng như polyp đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, ung thư đại trực tràng...

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp