1. Vắc xin ngăn ngừa cúm - hàng năm
Bệnh cúm do virus cúm gây ra, lây nhiễm vào mũi, đường Hô hấp trên, cổ họng và phổi. Cúm dễ lây lan và có thể diễn tiến nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ Mang thai và những người mắc một số bệnh mãn tính như Hen suyễn và tiểu đường.
Tiêm vắc xin cúm hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm, cũng như các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn. CDC khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm hàng năm, tốt nhất là vào mùa thu (khoảng cuối tháng 10). Một số trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi có thể cần đến 2 liều vắc xin cúm để tăng cường hiệu quả bảo vệ.
Vắc xin cúm dưới dạng tiêm hiện đang được sản xuất theo hai cách:
- Chứa virus cúm bất hoạt (mất khả năng gây bệnh);
- Chỉ sử dụng một gen duy nhất từ virus cúm (trái ngược với virus đầy đủ) để tạo ra phản ứng miễn dịch mà không gây nhiễm trùng.
Do đó trẻ sẽ không thể bị Cảm cúm bởi lây nhiễm từ vắc xin.
Nhìn chung vắc xin cúm rất an toàn, song đôi khi cũng sẽ có một số tác dụng phụ nhẹ như sưng đau và tấy đỏ tại vị trí tiêm, nhức đầu, sốt, buồn nôn và đau cơ. Những triệu chứng này có thể xảy ra ngay sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi sau một thời gian ngắn.
2. Vắc-xin Viêm gan B (HepB) - Liều thứ 3
Viêm gan B là một bệnh Truyền nhiễm do virus gây ra. Một người lần đầu có thể bị nhiễm virus cấp tính (ngắn hạn), 6 tháng sau sẽ hình thành bệnh Viêm gan B cấp tính. Tuy nhiên sau khi bị virus tấn công, cơ thể có thể xuất hiện từ một bệnh rất nhẹ với ít hoặc không có triệu chứng, đến một tình trạng nghiêm trọng cần nhập viện. Thậm chí một số người còn có khả năng chống lại nhiễm trùng và loại bỏ virus.
Đối với những trường hợp khác, virus vẫn còn hoạt động sau 6 tháng và gây ra viêm gan B mạn tính. Căn bệnh này sẽ đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng gây tổn thương gan, trong đó có ung thư gan, và đôi khi kéo dài đến suốt đời. Hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B, việc điều trị chỉ giúp kiểm soát và làm nhẹ đi các triệu chứng.
CDC khuyến cáo trẻ nên tiêm đủ 3 liều vắc xin HepB theo các mốc độ tuổi như sau:
- Liều đầu tiên: Ngay sau khi sinh (Các bà mẹ có thể vô tình truyền bệnh cho con khi sinh);
- Liều thứ 2: Từ 1 - 2 tháng tuổi;
- Liều thứ 3: 6 - 18 tháng tuổi;
Tiêm vắc xin viêm gan B không chỉ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh mà còn rất an toàn. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện nhưng thường nhẹ và tự khỏi, bao gồm Sốt nhẹ và đau tại vị trí tiêm.
3. Tiêm phòng trước khi đi du lịch
Nhiều bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin đã trở nên hiếm ở nước ta, tuy nhiên chúng vẫn còn phổ biến ở các nơi khác trên thế giới. Do đó nếu phụ huynh dự định cho trẻ đi ra nước ngoài, nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi được CDC khuyến nghị để giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan.
Ví dụ, trẻ sơ sinh từ 6 - 11 tháng tuổi nên tiêm 1 liều vắc xin Sởi - quai bị - Rubella (MMR) trước khi đi lên kế hoạch du lịch đến một quốc gia khác.
Nhìn chung, tuân thủ đúng theo lịch tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi được khuyến nghị mang đến nhiều lợi cho sức khỏe của bé và là bước chuẩn bị tốt để trẻ có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não.
Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng, cha mẹ nên tìm hiểu về các liều có trong lịch tiêm vacxin cho bé 7 tháng đến 11 tháng, bao gồm mục đích tiêm, số mũi cần thiết, độ tuổi thích hợp và tác dụng phụ có thể xảy ra... Ngoài ra, cần vỗ về bé trong suốt quá trình tiêm và chú ý chăm sóc con sau khi về nhà.
Nguồn tham khảo: cdc.gov