Mục lục:

Bệnh sa trực tràng Các phương pháp điều trị

Khi bệnh sa trực tràng còn ở giai đoạn nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc nhuận tràng, thay đổi chế độ ăn có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, chỉ có biện pháp phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm bệnh sa trực tràng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp phẫu thuật như thế nào?

Lựa chọn loại phẫu thuật nào phụ thuộc vào cả yếu tố bệnh nhân và yếu tố phẫu thuật:

  • Yếu tố bệnh nhân bao gồm: tuổi, giới, chức năng đại tiện, đại tiện tự chủ, phẫu thuật trước đó, và bệnh lý nội khoa nặng kèm theo.
  • Yếu tố phẫu thuật bao gồm: mức độ sa trực tràng, hiệu quả có thể có trên chức năng đại tiện và đại tiện không tự chủ, tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật, tỷ lệ tái phát của phẫu thuật, và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Hầu hết các phẫu thuật viên đồng ý rằng nếu tình trạng bệnh nhân phù hợp cho phẫu thuật, phẫu thuật đường bụng có thể mang lại cơ hội tốt nhất cho một phẫu thuật thành công về mặt lâu dài cho sa trực tràng. Phẫu thuật qua đường tầng sinh môn thường là lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân quá già hoặc bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nặng kèm theo. Phẫu thuật đường tầng sinh môn cũng được cân nhắc ở bệnh nhân nam trẻ tuổi, vì có 1 tỷ lệ nhỏ (1-2%) gây yếu sinh lý do tổn thương Thần kinh trong quá trình phẫu tích vùng chậu cái mà có thể xảy ra trong phẫu thuật đường bụng. Trong khi vấn đề này không thường gặp nhưng nó nên được cân nhắc khi ra quyết định về loại phẫu thuật nên thực hiện.

Các phương pháp vô cảm trong phẫu thuật điều trị bệnh sa trực tràng:

Phẫu thuật điều trị bệnh Sa trực tràng có thể được thực hiện dưới nhiều phương pháp vô cảm khác nhau. Bệnh nhân và bác sĩ có thể quyết định phương pháp nào là thích hợp cho bệnh nhân dựa vào những tình trạng đặc biệt. Những lựa chọn hay dùng nhất bao gồm:

  • Gây mê toàn thân (ngủ sâu hoàn toàn qua đặt “ống thở”)
Bệnh sa trực tràng Các phương pháp điều trị - ảnh 1
Gây mê toàn thân (ngủ sâu hoàn toàn qua đặt “ống thở”)
  • Dưới Gây tê tủy sống (tương tự như Gây tê ngoài màng cứng khi đẻ)
  • Kết hợp thuốc mê tĩnh mạch và gây tê tại chỗ, tiêm thuốc quanh hậu môn sau khi thuốc mê tĩnh mạch được cho. Phương pháp này gọi là mê có kiểm soát với tê quanh hậu môn.

2. Phẫu thuật đường bụng điều trị bệnh sa trực tràng

2.1 Cố định trực tràng qua đường bụng có hoặc không cắt ruột

Phẫu thuật đường bụng được thực hiện qua một đường rạch ở phần bụng dưới và cắt bỏ các phần dính kết lỏng lẻo với trực tràng xuất phát từ thành chậu đến sàn chậu. Cố định trực tràng được thực hiện, trực tràng được kéo lên và đính vào xương cùng (thành sau của chậu hông) theo nhiều cách. Phụ thuộc vào lựa chọn của phẫu thuật viên, trực tràng có thể được khâu cố định trực tiếp vào xương cùng với chỉ khâu hoặc dùng một tấm lưới nhân tạo.

Dù cho kỹ thuật nào được sử dụng, mục đích vẫn là giữ trực tràng ở vị trí thích hợp cho đến khi Sẹo hình thành và cố định trực tràng nguyên vị trí. Tóm lại, cả hai kỹ thuật đều có kết quả rất tốt với tỷ lệ Sa trực tràng tái phát xảy ra ở khoảng 2 – 5%.

2.2 Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cố định trực tràng có hoặc không cắt ruột

Tại bệnh viện Vinmec, chúng tôi thực hiện phẫu thuật bằng đường bụng bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như là phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi bằng robot. Phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi bằng robot có tỷ lệ thành công tương tự mổ mở truyền thống. Phẫu thuật Nội soi ổ bụng là phẫu thuật thông qua những đường rạch nhỏ 5-10mm qua đó phẫu thuật viên đặt máy quay phim và dụng cụ phẫu thuật, cho phép họ thực hiện phẫu thuật giống như mô Tả ở trên cho phẫu thuật bằng đường bụng.

Phẫu thuật nội soi bằng robot tương tự cũng sử dụng những đường rach nhỏ với sự hỗ trợ của robot để thực hiện phẫu thuật ổ bụng. Trong những trường hợp này, phẫu thuật được thực hiện tương tự như cách phẫu thuật mở nhưng chỉ thông qua những đường rạch nhỏ và sự hỗ trợ của một máy quay phim nhỏ.

Lợi ích vượt trội của phẫu thuật nội soi ổ bụng:

  • Ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, nhanh trở lại với hoạt động thường ngày cũng như làm việc.
  • Tỷ lệ biến chứng dường như thấp hơn so với phẫu thuật mổ mở và tỷ lệ tái phát tương tự như mổ mở (nhỏ hơn 5%)

3. Phẫu thuật đường tầng sinh môn điều trị bệnh sa trực tràng

Nhìn chung người ta tin rằng phẫu thuật đường tầng sinh môn ít đau và ít biến chứng hơn và giảm nằm viện. Những thuận lợi đang có, cho đến gần đây, phẫu thuật này được cân nhắc vì tỷ lệ tái phát cao hơn. Dữ liệu gần đây thì chưa rõ ràng về điểm này, tuy nhiên, một phẫu thuật đường tầng sinh môn đúng về chỉ định có thể mang lại kết quả tốt về lâu dài.

3.1 Phẫu thuật Cắt đại tràng sigma trực tràng qua tầng sinh môn

Phẫu thuật đường tầng sinh môn phổ biến nhất thường được đề cập đến đó là phẫu thuật Cắt đại tràng sigma trực tràng qua tầng sinh môn còn gọi là “phẫu thuật Altemeier”, tên của phẫu thuật viện người phổ biến phương pháp này. Phẫu thuật sữa chữa sa trực tràng này được thực hiện qua hậu môn, không cần mở bụng. Trong phòng mổ, trực tràng sa được can thiệp bên ngoài cơ thể và được cắt mở. Phần trên trực tràng và đại tràng được kéo xuống và ra ngoài cơ thể. Một đường cắt trọn các lớp của đại tràng được thực hiện, với phần đại tràng còn lại kéo xuống và khâu đính vào ống hậu môn. Không có đường mổ ở bụng, ít đau, thời gian nằm viện ngắn làm phẫu thuật này là một lựa chọn đáng cân nhắc ở bệnh nhân thích hợp.

Bệnh nhân chịu phẫu thuật cắt sigma trực tràng qua đường tầng sinh môn có xu hướng già kèm bệnh lý nội khoa nặng hơn là những bệnh nhân chịu phẫu thuật đường bụng. Thêm vào đó, bệnh nhân với sa trực tràng nhỏ, hoặc những bệnh nhân với khối sa bị nghẹt (trực tràng bị mắc nghẹt bên ngoài) liên quan với trực tràng bị hoại tử, cần phẫu thuật đường này, thậm chí dù có đủ khỏe để phẫu thuật đường bụng. Tỷ lệ tái phát được báo cáo cao hơn (>10%) đường bụng (2-5%). Biến chứng được báo cáo trong khoảng 5-24%, và bao gồm chảy máu hoặc dò từ miệng nối, nhiễm trùng vùng chậu. Són phân là một vấn đề lớn sau những phẫu thuật này so với phẫu thuật có định trực tràng bằng đường bụng, dù cho phần lớn bệnh nhân có són phân trước mổ. Người ta có thể phòng ngừa són phân bằng cách tạo hình cơ nâng hậu môn.

3.2 Phẫu thuật cắt niêm mạc (phẫu thuật Delorme)

Thỉnh thoảng, phẫu thuật viên có thể chọn thực hiện một phẫu thuật đường tầng sinh môn nhẹ nhàng và ít xâm lấn hơn phẫu thuật cắt sigma trực tràng qua đường tầng sinh môn. Phẫu thuật Delorme không cắt hết tất cả các lớp của trực tràng. Thay vào đó, lớp trong cùng của trực tràng được tách khỏi lớp cơ và cắt bỏ. Cơ của trực tràng được khâu xếp lớp để giảm sa. Phẫu thuật này có thể được khuyến cáo cho những trường hợp khối sa nhỏ hoặc sa toàn bộ trực tràng nhưng giới hạn một phần chu vi, phẫu thuật cắt sigma trực tràng đường tầng sinh môn có thể khó thực hiện. Són phân cải thiện ở 40-50% bệnh nhân sau phẫu thuật này.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung