Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B

24/05/2021
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B

Theo thống kê, ở Việt Nam cứ 10 người lại có 1 người nhiễm viêm gan B. Viêm gan B cũng là nguyên nhân của khoảng 80% ung thư gan nguyên phát. Tiêm vacxin ngừa viêm gan B là biện pháp hiệu quả và an toàn để phòng ngừa viêm gan B.

1. Tại sao cần tiêm phòng viêm gan B?

Viêm gan B là một Tình trạng viêm nhiễm nặng nề ở nhu mô gan và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do virus viêm gan siêu vi B gây ra. Virus Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết của người nhiễm bệnh.

Hầu hết bệnh nhân là người lớn sẽ phục hồi một cách hoàn toàn sau khi nhiễm virus viêm gan siêu vi B và không cần phải điều trị gì tiếp theo. Tuy nhiên, một số sẽ diễn tiến đến bệnh lý viêm gan mạn tính, sau đó là Xơ gan và ung thư gan. Yếu tố nguy cơ cao nhất diễn tiến đến viêm gan siêu vi B mạn tính là việc phơi nhiễm với bệnh lúc còn nhỏ.

Tiêm vacxin viêm gan B là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bạn và gia đình khỏi viêm gan B. Tiêm vacxin viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh, liều đầu tiên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh và tiếp theo 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng. Vacxin viêm gan siêu vi B có thể được dùng ở dạng vacxin phối hợp giúp phòng ngừa thêm các bệnh lý khác trong cùng 1 mũi tiêm để giảm đau, giảm số lần tiêm cho trẻ. Ở người lớn, vacxin viêm gan B khuyến cáo tiêm 3 liều, trong thời gian 6 tháng, nhắc lại sau 5 năm.

Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B - ảnh 1
Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh

2. Tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B

Có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B:

  • Bệnh gan mãn tính (ví dụ: người bị viêm gan C, xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn, alanine aminotransferase [ALT] hoặc aspartate aminotransferase [AST] vượt quá hai lần giới hạn bình thường)
  • Nhiễm HIV
  • Nguy cơ phơi nhiễm Tình dục (ví dụ: bạn tình có kháng nguyên bề mặt viêm gan B [HBsAg] dương tính; những người có nhiều bạn tình; những người nghi ngờ hoặc đang điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người đồng tính nam
  • Đang hoặc sử dụng ma túy tiêm gần đây
  • Nguy cơ phơi nhiễm qua da hoặc niêm mạc khi tiếp xúc với máu (ví dụ: tiếp xúc trong gia đình của người có HBsAg dương tính; cư dân và nhân viên của các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, chậm phát triển; nhân viên y tế và người làm công tác an toàn cộng đồng có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng cơ thể bị dính máu; chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, lọc máu tại nhà và bệnh nhân tiền lọc máu; người mắc bệnh đái tháo đường trẻ hơn 60, theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng, những người từ 60 tuổi trở lên)
  • Người bị giam giữ
  • Đi du lịch ở những nước bị viêm gan B cao hoặc trung bình
  • Mang thai nếu có nguy cơ nhiễm trùng hoặc kết quả nghiêm trọng nếu nhiễm trong thai kỳ
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B - ảnh 2
Người mẹ mắc viêm gan B trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé