Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối

05/10/2020
Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Trường hợp lượng ối trong bụng mẹ qua ít mà người ta gọi là thiểu ối sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như gây thiểu sản phổi, khoèo chi, chèn ép dây rốn... Vậy, Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối và điều trị.

1. Mẹ bầu bị thiểu ối là gì?

Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn mức bình thường, khi chỉ số ối (AFI) nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn.

2. Nguyên nhân mẹ bầu bị thiểu ối

2.1 Nguyên nhân do mẹ

  • Nếu mẹ mắc một số bệnh như: Bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh lý về gan, thận... sẽ gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối. Bởi vì những bệnh lý này có ảnh hưởng đến chức năng của rau thai và tính thấm của màng ối.
  • Mẹ dùng một số thuốc: ức chế men chuyển. ức chế tổng hợp Prostaglandin...

2.2 Nguyên nhân do thai

Ở mọi giai đoạn của thai kỳ, nguyên nhân thường gặp nhất của thiểu ối là vỡ ối sớm. Thường có một số bất thường bẩm sinh của thai kỳ kèm theo thiểu ối. Các bất thường của thai kết hợp với thiểu ối hay gặp là:

  • Bất thường nhiễm sắc thể.
  • Dị tật bẩm sinh: tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp...
  • Thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Thai quá ngày sinh.
  • Nhiễm trùng thai.

2.3 Nguyên nhân do phần phụ của thai

  • Vỡ ối non, vỡ ối sớm.
  • Nhồi máu bánh rau.
  • Hội chứng truyền máu thai nhi.

3. Triệu chứng của mẹ bầu bị thiếu ối

  • Số đo, chiều cao tử cung thường thấp hơn và nhỏ hơn so với tuổi thai và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn.
  • Thai cử động yếu. Khi thực hiện 4 thủ thuật của Leopol có cảm giác thấy rõ các phần thai nằm sát dưới bàn tay mà không cảm thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu thai nhi.
  • Siêu âm có chỉ số nước ối thấp, thường dưới đường percentile thứ 5 so với tuổi thai hoặc khi tuổi thai sau 35 tuần có chỉ số nước ối (AFI) ≤5, hoặc là buồn ối lớn nhất có độ cao ≤2.
4. Các dấu hiệu đánh giá mẹ bầu bị thiểu ối

Cảm giác của các mẹ theo dõi thấy thai giảm cử động, thấy bụng không lớn. Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát bụng khi sờ nắn. Khi siêu âm thai phát hiện rõ thiếu ối. Có 2 mức độ thiểu ối:

  • Thiếu ối nặng nếu chỉ số ối đo được 3-5cm.
  • Vô ối khi chỉ số ối đo được < 3m.

Nếu siêu âm xác định thiểu ối cần kiểm tra thêm các tình trạng bất thường của thai nhi, nhau và dây rốn. Tiên lượng nguy cơ thai Nhi dựa trên từng giai đoạn bị thiểu ổi:

  • Thiếu ối giai đoạn 3 tháng đầu nguy cơ Sảy thai cao 65-80%..
  • thiểu ối giai đoạn 3 tháng giữa nguy cơ dị tật thai chiếm cao.
  • Thiểu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ khả năng thai nhi suy dinh dưỡng.

5. Điều trị thiểu ối

Đầu tiên, cần hỏi bệnh sử và xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test) loại trừ rỉ ối, ối vỡ. Sau đó, thực hiện siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu. Bệnh nhân sẽ được tư vấn lợi ích và các tai biến, tiến hành thủ thuật truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít cản trở cho quá trình khảo sát hình thái thai. Ngoài ra, có thể đồng thời lấy nước ối để Xét nghiệm miễn dịch, di truyền để giảm chèn ép cho dây rốn và vận động của thai nhi.Trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung thì nên Siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch Não giữa), monitor sản khoa...

5.1 Khi thai chưa đủ tháng

5.2 Khi thai đủ tháng

Khi đã xác định thai đủ tháng và biểu hiện thiểu ối thì cần được theo dõi monitoring. Nếu khi không làm test đả kích hoặc trong khi làm test đả kích có xuất hiện tim thai chậm hay Dip biến đổi thì cần chỉ định mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ. Nếu làm test đả kích mà nhịp tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá thêm chỉ số Bishop để có chỉ định khởi phát chuyển dạ.

5.3 Trong chuyển dạ

Thiểu ối làm tăng nguy cơ suy thai và đẻ khó vì chèn ép dây rốn và thai khó bình chính tốt trong chuyển dạ. Vì vậy, cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời. Cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời.

Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối - ảnh 1
Cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời.

6. Ảnh hưởng của mẹ bầu bị thiểu ối

Tùy vào tình trạng, nguyên nhân và độ tuổi thai mà việc thiếu nước ối sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều.

  • Trường hợp mẹ bầu bị thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc vài tuần sau đó, thì có khả năng gây Sảy thai và thai chết lưu. Đồng thời, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng phổi của thai nhi.
  • Trường hợp mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, thì mẹ có thể nhẹ nhõm hơn phần nào vì đa số không gây những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ sức khỏe của cả hai mẹ con và có thể truyền nước để bổ sung dịch ối cho mẹ bầu. Tuy nhiên, thiểu ối trong giai đoạn này có thể khiến ngôi thai bị ngược vì không đủ lượng nước ối cần thiết để xoay đầu xuống dưới.
  • Thiếu ối cũng có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm. Bác sĩ sẽ xem xét các nguy cơ nhiễm trùng ối và tình trạng của thai nhi để quyết định có nên can thiệp để mẹ sinh sớm hay không.

7. Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối

Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Kết hợp với việc bổ sung Dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiếu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối.

Thiểu ối gây ra những hậu quả nặng nề cho thai nhi cũng như gây tâm lý Hoảng sợ cho thai phụ. Vì thế đừng bỏ quên các buổi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.

Ngoài việc theo dõi nước ối, trong 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ để cuộc sinh diễn ra thuận lợi. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.