Cần lưu ý gì khi điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ?

Theo khuyến cáo ARIA: Viêm mũi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hốc mũi và đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và/ hoặc ngứa mũi. Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 hay nhiều ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn 1 giờ trong hầu hết các ngày. Viêm mũi dị ứng được xác định khi các triệu chứng viêm kể trên khởi phát do một yếu tố gây dị ứng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Cần lưu ý gì khi điều trị Viêm mũi dị ứng ở trẻ?

Bệnh nhân bị viêm mũi Dị ứng cần được chăm sóc theo dõi liên tục vì đây là một bệnh mạn tính, các triệu chứng sẽ thay đổi theo mùa và tuổi đòi hỏi phải điều chỉnh thuốc. Vì thế bạn cần tuân thủ liệu trình dùng thuốc cũng như tái khám cho trẻ.

Chế độ ăn kiêng không giúp ích gì vì Viêm mũi dị ứng không được kích hoạt bởi thực phẩm.

Hoạt động vận động thường nhật không bị giới hạn. Tuy nhiên, với những trẻ bị viêm mũi Dị ứng do một số phấn hoa nên tránh ra ngoài trời trong thời gian phấn hoa cao nhất trong ngày. Thời gian này thay đổi tùy theo phấn hoa và vị trí.

Biện pháp phòng khởi phát đợt cấp quan trọng nhất là tránh các chất dị ứng gây ra các triệu chứng. Điều này có nghĩa là kiểm soát môi trường sống, giữ vệ sinh nhà cửa và bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc.

Cần lưu ý gì khi điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ? - ảnh 1
Trẻ bị viêm mũi dị ứng không cần ăn kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào

2. Biện pháp điều trị được tiến hành với trẻ viêm mũi dị ứng?

Điều trị viêm mũi dị ứng có thể được chia thành 3 loại: tránh các chất gây dị ứng hoặc kiểm soát môi trường, dùng thuốc và liệu pháp miễn dịch giải mẫn cảm với dị nguyên đặc hiệu.

  • Kiểm soát môi trường sống

Sử dụng các biện pháp kiểm soát môi trường chưa được khám phá đầy đủ ở hầu hết các bệnh nhân. Đối với nhiều bệnh nhân, việc loại bỏ kích thích có thể có tác động mạnh mẽ. Loại bỏ kích hoạt có thể đơn giản nếu loại bỏ gối lông hoặc chăn có liên quan điển hình với trường hợp dị ứng với mạt nhà; hoặc không nuôi chó, mèo ...với trẻ có dị ứng lông chó hoặc lông mèo.

Mặc dù việc tránh phấn hoa ngoài trời là không thể, nhưng bệnh nhân có thể giảm tiếp xúc với phấn hoa để giảm các triệu chứng. Điều này đôi khi đơn giản như đóng cửa sổ phòng ngủ, sử dụng điều hòa không khí.

  • Liệu pháp dùng thuốc

Nhiều nhóm thuốc được sử dụng cho viêm mũi dị ứng, bao gồm thuốc kháng histamine, corticosteroid, thuốc giảm nghẹt mũi, nước muối và antileukotrien. Chúng có thể được chia nhỏ thành các nhóm được dùng tại chỗ và đường uống toàn thân.

Các loại thuốc sau đây được sử dụng cho bệnh nhân Nhi bị viêm mũi dị ứng:

  • Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai (ví dụ: loratadine, desloratadine, fexofenadine)
  • Corticosteroid xịt tại mũi (ví dụ, budesonide, ciclesonide, flunisolide, flnomasone)
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng