Mục lục:

Cắt đoạn điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Nếu các phương pháp điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả hoặc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt đoạn điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho người bệnh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Viêm Loét dạ dày tá tràng là căn bệnh như thế nào?

Cơ chế gây viêm loét dạ dày- tá tràng: Quá trình tiết dịch dạ dày có sự đấu tranh giữa yếu tố tấn công(sự bài tiết axit Clohydric và pepsin) có khả năng tiêu hủy niêm mạc dạ dày và yếu tố bảo vệ (sự bài tiết chất nhầy) có khả năng bảo vệ niêm mạc khỏi bị tiêu huỷ. Khi yếu tố bảo vệ bị suy yếu và sự tăng cường của yếu tố tấn công gây nên viêm loét dạ dày- tá tràng.

Cơ sở điều trị ngoại khoa dựa trên cơ chế gây viêm loét dạ dày là lấy bỏ nguyên nhân loét, làm giảm độ toan dịch vị dạ dày xuống mức cần thiết chứ không phải lấy bỏ ổ loét. Vì vậy việc cắt bỏ dạ dày tá tràng là cắt bỏ vùng phản xạ tiết axit của dạ dày, vùng hang môn vị, vùng thân vị bằng phẫu thuật đảm bảo 2 yêu cầu:

  • Loại bỏ ổ loét và cắt phần dạ dày sinh bệnh loét.
  • Lập lưu thông tiêu hóa bằng miệng nối giữa đoạn dạ dày còn lại với quai đầu tiên của hỗng tràng.

Ngoài ra, một số trường hợp do ổ loét sâu có thể cắt 2/3 dạ dày để lại ổ loét.

2. Chỉ định cắt đoạn dạ dày điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng

Các bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong trường hợp loét dạ dày- tá tràng có biến chứng nặng như:

  • Trường hợp loét có biến chứng thủng,
  • Xuất huyết tiêu hóa không cầm
  • Biến chứng hẹp môn vị
  • Ung thư hoá.
  • Loét dạ dày- tá tràng tái phát điều trị nội khoa không đỡ.
Cắt đoạn điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng - ảnh 1
Loét dạ dày tá tràng có biến chứng nặng sẽ được chỉ định cắt bỏ
3. Chống chỉ định cắt đoạn dạ dày điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Loét dạ dày tá tràng nhưng chưa điều trị nội đúng liệu trình, chưa có biến chứng hẹp, xuất huyết tiêu hóa
  • Người bệnh thể trạng yếu hay kèm bệnh nặng cấp.
  • Rối loạn đông máu

4. Các bước tiến hành cắt đoạn điều trị viêm loét dạ dày

Các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa, đặt ống sonde dạ dày trước mổ. Người bệnh nằm ở tư thế đầu cao chân thấp một góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang, hai chân dạng một góc 90 độ. Các bước tiến hành như sau:

Mở ổ bụng tiến hành thăm dò đánh giá thương tổn như tình trạng ổ loét, kiểm tra các tạng khác trong ổ bụng.

  • Tiến hành tách, giải phóng bờ cong lớn dạ dày cắt bỏ và phẫu tích bờ cong nhỏ của dạ dày, cầm máu.
  • Phẫu tích bó mạch môn vị, cặp bằng clip hay thắt chỉ. Tiến hành cắt và đóng mỏm tá tràng
  • Thắt động Mạch vành vị bằng phẫu tích, kẹp clip hoặc buộc chỉ thắt động Mạch vành vị.
  • Cắt phần dạ dày bằng máy cắt dùng khoảng 2 đạn cho đường tiêu hóa hoặc cắt bằng dao
  • Lập lại lưu thông tiêu hóa bằng cách nối mổ dạ dày dạ dày hỗng tràng kiểu finsterer bằng máy hoặc khâu tay qua nội soi.
  • Kiểm tra, lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh
  • Đóng ổ bụng

5. Lưu ý trong cắt đoạn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Khối lượng dạ dày cần được lấy bỏ phải đủ 2/3 để làm giảm độ toan dịch vị dạ dày cần thiết, không còn gây loét. Đồng thời cần để phần dạ dày còn lại đủ đảm bảo chức năng tiêu hóa cần thiết cho cơ thể.

Giới hạn đường cắt trên dạ dày không giãn thì bờ cong nhỏ có chiều dài từ 13-15cm và bờ cong lớn từ 40-45cm. Bờ cong nhỏ phải cắt bỏ ít nhất là 10cm và bờ cong lớn ít nhất 20cm. Sau khi cắt một phần dạ dày, sau đó nối dạ dày còn lại với tá tràng hay với hỗng tràng.

Cắt đoạn điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng - ảnh 2
Cần phải giữ lại đủ 2/3 khối lượng dạ dày để đảm bảo chức năng cần thiết

6. Các tai biến trong khi mổ và biến chứng sớm sau mổ

  • Tổn thương ống mật chủ trong trường hợp ổ loét ở sâu, ở bờ trên, ổ mặt sau tá tràng và khi phẫu thuật viên cố gắng lấy hết ổ loét.
  • Cắt vào bóng Vater: tai biến này rất hiếm gặp, tỷ lệ bị khoảng 1% tiên lượng thường rất nặng.
  • Tổn thương ống tụy
  • Vỡ lách: Tỷ lệ này rất thấp, nguyên nhân thường do động tác quá mạnh trong lúc kéo van banh vết mổ, khi kéo dạ dày giải phóng bờ cong lớn và khi lau ổ bụng.
  • Tắc miệng nối: Biến chứng này ít gặp, có thể tắc một phần hay tắc hoàn toàn. Theo đó, tắc miệng nối do chảy máu miệng nối và rò mỏm tá tràng.

Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế việc cắt đoạn điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn giỏi cũng như cơ sở y tế, vật tư y tế hiện đại.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung