1. Chẩn đoán hình ảnh lao phổi
Chẩn đoán hình ảnh dùng trong chẩn đoán Lao phổi thường là X quang phổi và CT phổi có thể có tiêm thuốc cản quang, không tiêm thuốc cản quang hoặc chụp độ phân giải cao.
Hình ảnh tổn thương tùy theo thể lao hay giai đoạn tiến triển của bệnh lao mà có các hình ảnh tổn thương khác nhau trên phim.
1.1 Lao Nguyên phát ( Lao sơ nhiễm)
- Lao sơ nhiễm là bệnh ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 1-5 tuổi, bệnh hiếm gặp ở người lớn. 60% lao sơ nhiễm ở trẻ em có Hạch to ở rốn phổi.
- 40% có hạch quanh khí quản, 80% hạch dưới Carina.
- Đôi khi có thể gặp hình ảnh đông đặc phổi ở 1 thùy hoặc phân thùy ( do hạch chèn ép ) hoặc do tràn dịch màng phổi.
- Chụp CLVT: Khẳng định sự hiện diện của hạch bạch huyết quanh đường dẫn khí trung tâm.
X quang phổi giúp chẩn đoán lao phổi
1.2 Lao thứ phát ( Lao phổi sau sơ nhiễm)
- Lao kê: Hình ảnh các nốt mờ nhỏ, kích thước đều 1-2mm, phân bố đều khắp hai phổi nhưng ưu thế ở 1⁄2 trên.
- Lao phổi thâm nhiễm sớm: Tổn thương là đám mờ ranh giới không rõ, mờ kẽ hoặc nốt mờ tròn đường kính ~1-2cm ở vị trí vùng dưới đòn. Các tổn thương này biến đổi nhanh. Nếu chẩn đoán và điều trị tốt sẽ biến mất, nếu không điều trị sẽ thành tổn thương dạng hang.
- Lao phổi mạn tính: Lao nốt, U lao ( Củ lao ), lao hang, lao xơ.
2. Đối tượng nào chỉ định chụp x-quang chẩn đoán lao phổi?
Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao phổi đều có chỉ định chụp phổi để kết hợp cùng các thăm khám khác giúp chẩn đoán. Các triệu chứng bao gồm:
3. Kết quả chẩn đoán lao phổi có ý nghĩa như thế nào?
Kết quả chẩn đoán lao phổi giúp xác định được:
- Bệnh nhân có chắc chắn bị lao phổi hay không?
- Hạn chế khả năng lây lan khi chưa được điều trị theo phác đồ lao
- Có định hướng cho các chẩn đoán của Lao ngoài phổi khi có triệu chứng
- Giai đoạn, thể bệnh
- Đánh giá trong và sau điều trị
- Đánh giá các di chứng để lại sau khi khỏi bệnh.