Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Viêm xung huyết hang vị dạ dày: Chẩn đoán và điều trị

25/06/2021
Viêm xung huyết hang vị dạ dày: Chẩn đoán và điều trị

Viêm xung huyết hang vị dạ dày có những mức độ biểu hiện khác nhau, bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị gây đau đớn ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

1. Phương pháp chẩn đoán viêm xung huyết hang vị dạ dày

Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị, đau có thể âm ỉ hay thành cơn, đau tăng về đêm khi thay đổi thời tiết, đau tăng khi ăn no.
  • Hướng lan: Đau có thể lan lên ngực, vai và sau lưng.
  • Đau thường kèm theo đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, ợ chua
  • Có thể có cảm giác nôn, buồn nôn.

Để chẩn đoán xác định cần sử dụng các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Chụp X quang có sử dụng thuốc cản quang: Phương pháp này có thẻ dụng tuy nhiên không đánh giá được viêm xung huyết hang vị mức độ vừa, viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ hay nặng
  • Nội soi dạ dày: Là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Khi Nội soi có thể tiến hành lấy mô để xác định có vi khuẩn HP không, một số trường hợp có thể lấy mô để sinh thiết tế bào đánh giá nguy cơ ác tính.

Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ: Dấu hiệu đau rát thượng vị nhẹ, có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng trên nội soi thấy mức độ viêm và xung huyết nhẹ.

Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa: Người bệnh thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, nôn buồn nôn, ợ hơi ợ chua. Trên nội soi vị trí viêm xuất hiện tổn thương dạng đốm, vùng viêm rộng hơn.

Viêm xung huyết hang vị mức độ nặng: Vị trí viêm có thể không chỉ ở hang vị mà lan rộng lên các vùng khác, nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày: Chẩn đoán và điều trị - ảnh 1
Viêm xung huyết hang vị mức độ nặng
  • Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân do vi khuẩn HP:

Ngoài phương pháp xâm lấn là nội soi lấy mô tế bào xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn HP

Sử dụng các phương pháp không xâm lấn như:

  • Test hơi thở
  • Tìm vi khuẩn trong phân
  • Tìm kháng thể kháng vi khuẩn HP trong máu

2. Điều trị Viêm hang vị dạ dày

2.1 Nguyên tắc điều trị

  • Người bệnh phải được thăm khám kỹ lưỡng đánh giá tình trạng bệnh.
  • Nếu do HP cần phải sử dụng kháng sinh diệt HP
  • Sử dụng các thuốc nội khoa giúp giảm tiết acid...
  • Kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt.
  • Tái khám sau khi hết đợt điều trị.

2.2 Các thuốc điều trị

Các thuốc được dùng để điều trị Viêm xung huyết hang vị dạ dày bao gồm:

  • Thuốc trung hòa acid: Gastropulgit, phosphalugel...
  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị:
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin: có tác dụng kìm hãm sự tạo thành acid HCL, các thuốc hay được dùng như: Cimetidin, ranitidin...
  • Thuốc ức chế bơm proton thuốc có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL Omeprazol, lansoprazol...
  • Thuốc tác động lên hệ Thần kinh trung ương: Giúp giảm co thắt, giảm đau Thuốc an thần diazepam...
  • Thuốc diệt vi khuẩn HP khi có HP dương tính

Diệt HP theo phác đồ chuẩn 3 thuốc, nếu không đạt hiệu quả dùng phác đồ 4 thuốc hay phác đồ cứu vãn.

Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong phác đồ: Amoxicillin, metronidazol, clarithromycin, Tetracyclin muối bismuth....

2.3 Chế độ ăn uống sinh hoạt Viêm xung huyết hang vị dạ dày: Chẩn đoán và điều trị - ảnh 2

Đau dạ dày và chế độ ăn uống
  • Ăn uống điều độ không bỏ bữa, không ăn no quá, không để bụng quá đói, chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn dễ tiêu, mềm, tránh những đồ ăn quá cứng.
  • Không sử dụng các thức uống có tính chất kích thích dạ dày như rượu, bia, cà phê, các loại nước có ga...
  • Không ăn các thức ăn chua, cay, nhiều gia vị...
  • Tránh thức khuya.
  • Không nên tập thể dụng, vận động thể lực ngay sau khi ăn. Nghỉ ngơi sau ăn ít nhất 30 phút.
  • Thường xuyên tập thể dục tránh căng thẳng, giảm lo âu, giúp cho tinh thần thoải mái. Có thể tập các môn như yoga, dưỡng sinh, đi bộ...

Trước khi tiến hành điều trị Viêm hang vị dạ dày người bệnh cần được chẩn đoán bệnh chính xác bằng các phương pháp y học. Sau một đợt điều trị người bệnh nên tái khám để biết tình trạng điều trị bệnh đã thành công chưa. Thường xuyên thăm khám định kỳ giúp tầm soát sớm những nguy cơ tiến triển của bệnh hay tình trạng bệnh tái phát.