Chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra vô sinh. Ước tính 5-10% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị ảnh hưởng do bệnh. Phương pháp nút mạch lạc nội mạc tử cung hiện đang được sử dụng phổ biến do tính xâm lấn tối thiểu, mang lại sự an toàn và hiệu quả điều trị cao.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Tổng quan điều trị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung (Adenomyosis) là tình trạng mô nội mạc tử cung vốn nằm trong cửa tử cung lại hiện diện bên ngoài buồng tử cung gây ra triệu chứng đau bụng kinh, Rong kinh kéo dài, đau âm ỉ ở vùng hạ vị, gây ảnh hưởng đến đời sống và khả năng sinh sản của nhiều người bệnh.

Có nhiều phương thức điều trị lạc nội mạc tử cung như:

  • Điều trị bằng thuốc
  • Phẫu thuật can thiệp
  • Điều trị bằng nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung

Mỗi phương thức điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng. Trong khi chỉ định mổ cấp cứu Chấn thương nội tạng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ như xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ, thời gian phục hồi kéo dài...thì nút mạch lạc nội mạc tử cung lại có những ưu điểm:

  • Bảo tồn tối đa vùng nội tạng bị tổn thương;
  • Thời gian thực hiện kỹ thuật ngắn: khoảng 45 phút;
  • Vết luồn dụng cụ can thiệp nhỏ nên không để lại sẹo, không gây chảy máu;
  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng, tai biến so với những cuộc đại phẫu nặng nề;
  • Bệnh nhân tỉnh táo và phục hồi nhanh (có thể xuất viện sau khi can thiệp từ 1-2 ngày)
Chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung - ảnh 1
Rong kinh là triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung

2. Chỉ định, chống chỉ định chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung

Các trường hợp chỉ định:

  • Trường hợp lạc nội mạc tử cung gây đau bụng và Rong kinh kéo dài, việc điều trị giảm đau và Nội tiết tố không hiệu quả và không có chỉ định điều trị ngoại khoa.
  • Lạc nội mạc tử cung ở những người có nhu cầu bảo tồn tối đa tử cung để sinh con hay nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Người bị lạc nội mạc tử cung với các Xét nghiệm máu, chức năng đông máu, chức năng gan thận và tế bào âm đạo bình thường.

Các trường hợp chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng;
  • Bệnh nhân mắc chứng suy thận, Suy gan nặng;
  • Bệnh nhân đái tháo đường;
  • Người bị mẫn cảm, Dị ứng với các chế phẩm có iod;
  • Người có tiền sử hen phế quản;
  • Người đang mang thai;
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm phần phụ và nghi ngờ bệnh ác tính tử cung, cổ tử cung.

3. Chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung 3.1 Chuẩn bị trước thủ thuật

Để thực hiện chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung, cần chuẩn bị:

Ekip thực hiện:

  • Bác sĩ chuyên khoa điện quang, bác sĩ phụ trợ;
  • Kỹ thuật viên điện quang;
  • Bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê (nếu bệnh nhân khó hợp tác);
  • Điều dưỡng.

Phương tiện sử dụng:

  • Máy chụp số hóa xóa nền (DSA);
  • Phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh;
  • Máy bơm điện chuyên dụng;
  • Bộ áo chì, tạp dề giúp che chắn khỏi tia X.

Thuốc:

  • Thuốc Gây tê tại chỗ
  • Thuốc gây mê toàn thân;
  • Thuốc cản quang iod tan trong nước;
  • Thuốc chống đông và thuốc trung hòa chống đông;
  • Dung dịch sát khuẩn da và vùng niêm mạc.

Vật tư y tế thông thường:

  • Bơm tiêm 1,3,5,10ml và bơm dành cho máy bơm điện.
  • Nước cất (nước muối sinh lý);
  • Hộp thuốc và hộp cấp cứu tai biến.
  • Trang phục phẫu thuật;
  • Bộ dụng cụ vô trùng (kéo, dao, kẹp, khay đựng dụng cụ..v.v);
  • Bông gạc, băng dính y tế phẫu thuật.

Vật tư y tế đặc biệt:

  • Kim chọc mạch;
  • Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch;
  • Bộ ống vào lòng mạch 5-6F;
  • Vi ống thông 2-3F, vi dây dẫn 0.014-0.018inch;
  • Ống thông chụp mạch 4-5F, ống thông dẫn đường 6F
  • Bộ dây nối chữ Y.

Vật liệu gây tắc mạch:

  • Xốp sinh học giúp cầm máu;
  • Hạt nhựa tổng hợp (PVA);
  • Keo kết dính sinh học (Histoacryl, Onyx...);

Vòng xoắn kim loại (coils) các cỡ.

Người bệnh cần chuẩn bị:

  • Được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với bác sĩ;
  • Khám lâm sàng trước thủ thuật;
  • Nhịn ăn, uống trước 6 giờ, tránh uống quá 50ml nước;
  • Trường hợp người bệnh không thể nằm yên sẽ được chỉ định dùng thuốc an thần.
Chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung - ảnh 2
Cần nhịn ăn, uống trước 6 giờ

3.2 Quy trình thực hiện

Các bước thực hiện chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc tử cung:

  • Tại phòng can thiệp bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa. Bác sĩ đặt ống thông bàng quang, đặt đường truyền tĩnh mạch, đặt máy theo dõi nhịp thở, điện tâm đồ, mạch, huyết áp, đo độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi để theo dõi chức năng sống còn.
  • Điều dưỡng thực hiện sát trùng rộng vùng bẹn hai bên và trải ga, săng vô trùng lên người bệnh nhân.
  • Tiến hành gây tê vùng động mạch đùi chung ở dưới nếp vùng bẹn khoảng 1cm.
  • Rạch da và dùng kim luồn chọc vào động mạch.
  • Đẩy dây dẫn và ống đặt động mạch tiến vào động mạch đùi.
  • Dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền DSA, luồn ống thông vào động mạch tử cung và chụp kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì bơm hạt nhựa PVA trộn thuốc đối quang cho đến khi tắc vĩnh viễn vùng mạch cấp máu cho u thì dừng lại. Chụp DSA kiểm tra lại.
  • Rút ống thông, luồn vào động mạch tử cung bên đối diện và thực hiện tương tự.
  • Rút ống thông và ống vào lòng mạch, băng ép vùng chọc. Sau thủ thuật, bệnh nhân nằm Bất động khoảng 6 - 8 giờ thì có thể tháo băng ép.
  • Sau nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung thì người bệnh nên dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân chỉ cần lưu lại bệnh viện 1 - 2 ngày là có thể xuất viện.
Chụp số hóa xóa nền và nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung - ảnh 3
Thuốc kháng sinh sử dụng sau khi nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung

4. Tai biến sau thủ thuật và hướng xử lý

Kỹ thuật nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung được đánh giá khá an toàn và hầu như không có tai biến nghiêm trọng xảy ra. Các biến chứng nguy cơ như vỡ u, tiểu ra máu được kiểm soát hoàn toàn do đã giữ nguyên vẹn các tổ chức thận. Một số biến chứng phổ biến khác của chụp mạch như: chảy máu, tụ máu vùng chọc...có thể có nhưng hiếm khi xảy ra. Nhìn chung, nút mạch lạc nội mạc trong cơ tử cung được xem là lựa chọn hiệu quả trong điều trị các khối u cơ mỡ mạch thận kích thước to hoặc u có biến chứng.

Khách hàng có thể đến với Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, các kỹ thuật cũng như tỷ lệ mang thai sinh hóa, lâm sàng của Bệnh viện Bưu Điện đã sánh ngang với các trung tâm IVF lớn trên thế giới.

Các Kỹ thuật tại Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện:

Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung và kỹ thuật làm IVF ở Bệnh viện Bưu Điện nói riêng từ hiện đại tới cổ điển đều được áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo nhằm mang tới hiệu quả cao nhất. Một số kỹ thuật được áp dụng phải kể đến như:

  • Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)
  • Bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
  • Lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA)
  • Hỗ trợ thoát màng
  • Chuyển phôi đông lạnh.

Bảng gía IVF Bệnh Viện Bưu Điện

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Đặt lịch khám nhanh