Đặc điểm da, cơ, xương ở trẻ sơ sinh

Để việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng hơn, bạn cần nắm vững những đặc điểm cơ bản về các bộ phận như da, cơ, xương.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đặc điểm về da của trẻ sơ sinh

1.1. Cấu tạo da của trẻ sơ sinh

  • Da của trẻ sơ sinh: mỏng xốp chứa nhiều nước. Các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển ít. Sau khi trẻ sinh ra, trên da phủ một lớp màu trắng ngà, đó là lớp thượng bì bong ra, được gọi là chất gây, có nhiệm vụ bảo vệ che chở và Dinh dưỡng cho da; làm cơ thể đỡ mất nhiệt, có tác dụng miễn dịch, vì vậy không nên rửa sạch ngay, mà phải đợi sau 48 giờ mới lau sạch, nếu không thì dễ bị Hăm đỏ các nếp gấp.
  • Những biểu hiện thường gặp ở da của trẻ sơ sinh:
  • Đỏ da sinh lý.
  • Vàng da sinh lý: 80 – 85% trẻ sơ sinh có hiện tượng Vàng da sinh lý, Vàng da xuất hiện từ ngày thứ 2 – 5 sau khi sinh và kéo dài đến ngày thứ 7 – 8 thì hết; nhưng ở trẻ đẻ non có khi kéo dài đến 3 – 4 tuần.
  • Vàng da bệnh lý
  • Lớp mỡ dưới da: Được hình thành từ lúc thai Nhi 7 – 8 tháng, nên trẻ đẻ non lớp mỡ này phát triển yếu. Ở trẻ em, trong 6 tháng đầu lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, bề dày trung bình từ 6 – 15mm, trẻ gái phát triển hơn trẻ trai. Lớp mỡ dưới da chứa nhiều axit béo no như axit Panmitic, axit Stearic và ít axit béo không no như axit Oleic hơn người lớn... Do đó về mùa lạnh, trẻ nhỏ khi bị bệnh nặng thường dễ bị cứng bì hoặc phù cứng bì, nhất là trẻ đẻ non thường dễ bị tình trạng này.

1.2. Đặc điểm sinh lý của da

Bề mặt da của trẻ em so với trọng lượng cơ thể cao hơn người lớn. Do đó sự thải nước theo đường da ở trẻ em sẽ lớn hơn người lớn.

Các chức năng của da bao gồm:

  • Chức năng bảo vệ: da bảo vệ các lớp tổ chức sâu chống lại các tác nhân cơ, hoá học bên ngoài; chức năng này ở trẻ nhỏ rất yếu so với người lớn. Do đó da trẻ em rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Chức năng hô hấp và bài tiết: ở trẻ nhỏ, sự Hô hấp ở ngoài da biểu hiện rất mạnh so với người lớn. Trong những tháng đầu tuyến mồ hôi chưa làm việc nên da chưa có tác dụng tiết mồ hôi.
  • Chức năng điều hoà nhiệt: do da có nhiều mạch máu, tuyến mồ hôi chưa hoạt động, hệ Thần kinh chưa hoàn thiện nên điều hoà nhiệt kém, trẻ dễ bị nóng quá hay lạnh quá.
  • Chức năng chuyển hoá: ngoài chuyển hoá hơi nước, da còn cấu tạo nên các men, các chất miễn dịch, đặc biệt là chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D dưới tác dụng của tia cực tím. Vì vậy cần cho trẻ tắm nắng từ sớm để phòng bệnh còi xương.

1.3. Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Đặc điểm da, cơ, xương ở trẻ sơ sinh - ảnh 1
Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm, chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da

Ngay sau khi sinh, một trong những công việc chăm sóc trẻ sơ sinh cần được chú ý cẩn thận chính là chăm sóc da cho bé:

  • Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da: Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm, chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da, Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô vì chúng chứa rất nhiều hóa chất.
  • Giữ da bé có độ ẩm thích hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng da từ môi trường: thay tã cho trẻ mỗi khi tã ướt để da bé không bị tiếp xúc quá lâu với phân, nước tiểu, chọn loại tã phù hợp với trẻ.
  • Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới mắt của trẻ: Giữ bé tránh xa khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, tránh các sản phẩm làm sạch có chứa xà phòng hoặc cồn, dùng các sản phẩm chăm sóc tóc và da có thành phần dịu nhẹ, không gây cay mắt.
  • Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da bé: Giữ sạch cuống rốn và các Vết thương hở của bé, Làm sạch da bé với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.

2. Các đặc điểm về cơ của trẻ sơ sinh.

Hệ cơ cùng với hệ xương chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ cơ thể. Sự vận động của các cơ có liên quan trực tiếp đến vỏ não.

2.1. Cấu tạo hệ cơ

Hệ cơ trẻ sơ sinh phát chiếm khoảng 23 - 25% trọng lượng cơ thể, đến khi trưởng thành hệ cơ chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Cơ trẻ em chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ, nên khi trẻ bị ỉa chảy thì sụt cân nhanh.

2.2. Đặc điểm sinh lý

  • Cơ lực: thông thường bên phải mạnh hơn bên trái. Cơ lực trẻ em còn yếu nên không cho trẻ luyện tập thân thể và lao động quá mức. Các cơ lớn như đùi, vai, cánh tay trước phát triển trước. Các cơ nhỏ như cơ lòng bàn tay, ngón tay phát triển chậm hơn.
  • Trương lực cơ: Trẻ em trong những tháng đầu sau sinh có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, đặc biệt ở chi trên và chi dưới kéo dài trong vòng 2-4 tháng.

2.3. Một số bệnh thường gặp ở bộ phận cơ trẻ sơ sinh.

  • Thiếu cơ bẩm sinh: thường gặp ở cơ ngực, hoặc bó ức sườn.
  • Nhược cơ bẩm sinh.
  • Bệnh Nhược cơ nặng ở tuổi thiếu niên.
  • Bệnh Loạn dưỡng cơ tiến triển.

3. Các đặc điểm về xương trẻ sơ sinh Đặc điểm da, cơ, xương ở trẻ sơ sinh - ảnh 2

Xương trẻ sơ sinh chứa nhiều nước, ít muối khoáng nên dễ bị gãy

3.1. Cấu tạo xương trẻ sơ sinh

Chứa nhiều nước, ít muối khoáng, vì thế dễ bị gãy. Khi trẻ lớn thì nước giảm, muối khoáng tăng. Do vậy xương trẻ em mềm và có độ chun giãn hơn. Màng ngoài xương dày, nên trẻ thường bị gãy xương theo dạng cành tươi. Sự tạo cốt và hủy cốt nhanh.

3.2. Đặc điểm một số loại xương ở trẻ em

Xương sọ

Hộp sọ trẻ em tương đối to so với kích thước cơ thể, phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Lúc đẻ, ở hộp sọ có hai thóp: thóp trước rộng mỗi chiều 2 - 3 cm, kín vào lúc 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng. Thóp sau nhỏ, kín vào lúc 3 tháng. Các xoang trán, xoang sàng trên 3 tuổi mới phát triển nên trẻ dưới 3 tuổi chưa bị viêm xoang.

Xương cột sống

Vì xương cột sống chưa cố định, lúc sơ sinh khá thẳng. Khi biết ngẩng đầu (1-2 tháng) trục cột sống cong về phía trước, khi biết ngồi (6 tháng) trục cột sống cong về phía sau, lúc biết đi (1 năm) trục cột sống vùng lưng cong về phía trước. Đến 7 tuổi có hai đoạn uốn cong cố định ở cổ và ngực, lúc dậy thì thêm một đoạn cong ở vùng thắt lưng. Do cột sống lúc đầu chưa cố định, nếu cho trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế, trẻ dễ bị gù và vẹo cột sống.

Xương lồng ngực Ở trẻ sơ sinh, khung lồng ngực có hình trụ tương đối, đường kính trước - sau bằng đường kính ngang. Càng lớn, lồng ngực càng dẹt dần, đường kính ngang chuyển dần thành lớn hơn đường kính trước - sau, xương sườn chếch dốc nghiêng. Do cấu trúc như vậy nên lồng ngực trẻ nhỏ di động kém, phải sử dụng cơ hoành nhiều để thở, dễ khó thở khi bị tổn thương.Xương chiLúc mới đẻ xương chi hơi cong, từ khi 1 - 2 tháng và sau đó xương chi thẳng dần. Xương chi niềm, dễ bị gãy, cong.Xương chậuGiữa trẻ trai và gái lúc mới sinh chưa có sự khác biệt về khung chậu. Sau đó khung chậu trẻ gái phát triển hơn, tiếp tục phát triển đến lúc 20 - 21 tuổi. Do đó, nếu phụ nữ đẻ sớm trước 22 tuổi sẽ có thể bị đẻ khó.

Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở các bộ phận trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung