1. Rau cài răng lược là gì?
Đây là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, mà bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận. Nếu cài bám vào tử cung quá sâu, rau không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần. Vấn đề xảy ra là khi các mạch máu mở, mà không đóng được kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.
2. Nguyên nhân rau cài răng lược
- Rau cài răng lược dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Rau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung. Rau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc Sinh mổ trước đó.
- Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo, khả năng bị nhau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%.
- Nếu từng Sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%. Trong khi đó, rau cài răng lược mà không đi kèm rau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra.
- Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị rau cài răng lược như từng nạo hút thai, mang bầu ở độ tuổi ngoài 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung, hội chứng asherman gây Sẹo ở tử cung....
3. Rau cài răng lược nguy hiểm như thế nào?
Những trường hợp rau cài răng lược sau khi sinh sẽ không bong và chảy máu không cầm nên có thể có những nguy cơ sau:
- Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ
- Nhiễm trùng sau sinh
- Sinh non do chảy máu nhiều
- Cắt bỏ tử cung
- Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được
4. Khi phát hiện rau cài răng lược, hướng xử trí phụ thuộc vào
- Tình trạng của sản phụ
- Vị trí nhau bám
- Mức độ xâm lấn vào cơ tử cung
- Diện tích rau bám cơ
Trong trường hợp nhẹ thì sản phụ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu, Nặng nề nhất, bác sĩ sẽ phải quyết định cắt tử cung thậm chí, nếu nhau đã lấn sang cả bàng quang hay trực tràng, thì giải pháp có thể là cắt bỏ một phần hai bộ phận trên.
5. Xử trí tình trạng rau cài răng lược
- Khi có chẩn đoán chủ động trước lúc sinh: Điều trị phụ thuộc vào mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận.
- Khi cài răng lược ít hơn: có thể chỉ mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao để tránh mất máu nhiều cũng như có khả năng ảnh hưởng việc Mang thai lần sau.
- Khi chẩn đoán rau cài răng lược sau lúc thai Nhi ra đời: tuỳ theo sinh mổ hay sinh thường, cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tùy theo tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.
Để xử lý tình trạng rau cài răng lược, nhiều trường hợp, bác sĩ phải cắt bỏ tử cung của người mẹ sau cuộc phẫu thuật lấy thai. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân (tùy từng trường hợp cụ thể), các bệnh viện đã áp dụng mọi biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé mà vẫn giữ được tử cung cho mẹ.
6. Để giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này, sản phụ cần làm gì?
- Về phía phụ nữ, nên tránh nạo Phá thai hay mổ trên tử cung nhiều lần dễ gây ra nhau cài răng lược. Khi đã được bác sĩ chẩn đoán tình trạng này, cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt để chấp nhận các phương cách điều trị được đề nghị nhằm mang lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
- Bạn cũng nên khám thai định kỳ và theo dõi trong suốt thai kỳ để tránh tối đa nhất rủi ro của chứng bệnh này.
Mọi thắc mắc cần hỏi các bạn vui lòng hỏi phòng khám sản phụ khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa trên bcare.vn