1. Độ cận thị là gì?
Độ cận thị là thông số dùng để chỉ mức độ cận thị nặng hay nhẹ, người ta thường dựa vào độ cận để đưa ra biện pháp cải thiện thị lực phù hợp. Khi nhắc đến độ cận thị, người ta hay nói đến thuật ngữ đi-ốp. Vậy đi ốp là gì?
Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính sử dụng giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. Đơn vị Diop càng lớn biểu hiện tình trạng bệnh cận thị càng nặng và độ dày của thấu kính càng tăng. Độ cận thị kí hiệu là D, đọc là đi – ốp.
Kí hiệu ghi trên bề mặt thấu kính là –D có nghĩa là tật cận thị (nếu kí hiệu là dấu “+“ là chỉ tật viễn thị). Ví dụ -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ và cận thị 3 độ. Vậy cận 1.5 diop là bao nhiêu độ? Cận 1.5 diop được hiểu là cận 1.5 độ.
2. Phân loại cận thị theo thể bệnh
2.1. Cận thị đơn thuần
Thị lực giảm khi nhìn xa nhưng khi nhìn gần vẫn bình thường, đây là tật cận thị. Cận thị hình thành do sự mất đối xứng giữa công suất quan hệ so với chiều dài của trục trước sau nhãn cầu. Trục trước sau nhãn cầu sẽ dài hơn so với công suất quan hệ gây ra tật cận thị.
2.2. Cận thị giả
Bệnh nhân nhìn vật ở xa bị mờ sau một thời gian làm việc kéo dài hay học sinh giảm thị lực trong quá trình ôn thi, khi thử đeo kính thì thấy rõ vật hơn hẳn. Tuy nhiên, đây rất có thể là do mắt làm việc quá sức dẫn đến mờ đi tạm thời. Nếu không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý và điều độ sẽ có thể biến cận thị giả thành cận thị thật.
2.3. Cận thị thoái hóa
Cận thị kèm theo sự thoái hóa ở bán phần sau của nhãn cầu, xảy ra sớm khi trẻ chưa đi học và có tính chất gia đình. Loại cận thị này phát triển rất nhanh làm thị lực giảm nhanh chóng, có thể gây Tăng nhãn áp hoặc là bong võng mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.
2.4. Cận thị ban đêm
Loại cận thị này khá đặc biệt do chỉ xảy ra vào ban đêm, khi ánh sáng yếu, mắt không phân biệt rõ. Trong môi trường ánh sáng mờ, mắt không có điểm để kích thích điều tiết chính do đó mọi thứ gần như không có độ tương phản lại với mắt.
2.5. Cận thị thứ phát
Cận thị xảy ra bởi một số loại thuốc, sự dao động đường huyết của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đục nhân của thủy tinh thể hoặc do một số rối loạn khác.
Phân loại cận thị theo độ cận:
- Cận thị nhẹ: < -3.00D
- Cận thị trung bình: -3.00 đến -6.00D
- Cận thị nặng: > -6.00D
Phân loại cận thị theo tuổi khởi phát bệnh
- Cận thị bẩm sinh: xuất hiện khi sinh
- Cận thị xuất hiện khi trẻ: từ 6 đến
- Cận thị trưởng thành: từ 20 - 40 tuổi)
- Cận thị cuối gia đoạn trưởng thành: >40 tuổi
3. Cách tính độ cận thị của mắt
Cách đo độ cận thị của mắt thông dụng nhất là dùng bảng đo. Người cần đo mắt sẽ cách ngồi trước bảng, sau đó một người chỉ vào bảng, người cần đo sẽ che một bên mắt (thay phiên 2 bên) rồi đọc các ký tự trên bảng theo yêu cầu của người chỉ dẫn. Có nhiều loại bảng đo thị lực của mắt, tùy từng đối tượng mà áp dụng cách tính độ cận thị với những bảng đo khác nhau.
- Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt.
- Bảng thị lực chữ E của Armaignac.
- Bảng thị lực bằng chữ cái của Snellen với những chữ cái: L F D O I E.
- Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/con vật dùng cho trẻ em hoặc cho những người không biết chữ.
Cách tính độ cận thị sẽ dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm sẽ trong giới hạn 2 điểm cực cận và cực viễn, ảnh nằm trong khoảng đó sẽ được mắt nhìn thấy rõ ràng.
Điểm cực viễn được hiểu là điểm xa nhất mà tại đó mắt thường (mắt không mang kính) có thể nhìn rõ được vật. Người bình thường có điểm cực viễn là vô cực, vì vậy việc mang kính cận chỉ nhằm mục đích điều chỉnh điểm cực viễn của người bị cận thị ra xa vô cực.
Khi điểm cực viễn là 2m sẽ tương đương với cận -1D. Điểm cực viễn là 1m sẽ tương đương cận -1.5D. Khi điểm cực viễn là 50cm sẽ tương ứng độ cận thị của mắt là -2D... Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của bệnh nhân.
4. Đo độ cận thị bằng máy móc
Bước 1: Đo bằng máy điện tử
Đo thị lực bằng máy điện tử dùng để đánh giá tình trạng của mắt. Trong kết quả đó có một số kí hiệu thường gặp:
- R (Right) hoặc OD là kết quả đo thị lực của mắt phải.
- L (Left) hoặc OS là kết quả đo thị lực của mắt trái.
- S (SPH/Sphere/Cầu) là số độ của tròng kính, kèm theo đó, kí hiệu “-” chỉ cận thị và kí hiệu “+” chỉ tật viễn thị. Để lấy được độ cận chính xác thì bước này phải thực hiện nhiều lần, lấy số AVG (số đo trung bình) để làm căn cứ xác định độ cận thị.
- S.E là số độ kính kiến nghị nên sử dụng.
- PD là khoảng cách giữa 2 đồng tử của 2 mắt, đơn vị là milimet (mm).
Với bước 1 sẽ xác định được có bị cận hay không, sau đó cần thực hiện bước tiếp theo để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Bước 2: Đo thị lực của mắt bằng cách lắp kính mẫu
Gắn kính mẫu vào để người bệnh đeo thử, nếu người đó nhìn rõ và thoải mái khi di chuyển thì chứng tỏ độ kính đó thích hợp với mắt của người bị cận thị. Đây là cách để biết chính xác độ cận thị là bao nhiêu. Cuối cùng, kỹ thuật viên sẽ cắt kính phù hợp.
5. Cách đo độ cận thị của mắt tại nhà
Chuẩn bị: bảng đo thị lực, 1 cây thước đơn vị cm, 1 sợi dây trắng dài 105-110cm, 2 cây viết màu mực khác nhau, 1 bìa giấy cứng in chữ bất kì không dấu (phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, in đậm) và phải có 2 người thực hiện phép đo.
Hướng dẫn người được đo dùng một tay che mắt lại, tay còn lại cầm lấy một đầu dây đặt dưới mắt cần đo, đặt ở vị trí ngang bằng với mũi và cách mũi 1cm. Người hỗ trợ dùng một tay căng dây, một tay còn lại cầm bìa giấy di chuyển từ sát mắt ra xa chầm chậm trên sợi dây để xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt người cần đo.
Khi kéo bìa giấy từ từ ra xa, yêu cầu người được đo đọc chữ trên giấy, rồi xác định khoảng cách xa nhất mà người đó có thể thấy rõ là vị trí nào, đánh dấu lại. Cho người cần đo thư giãn mắt 3 phút rồi thực hiện lại cho mắt bên kia. Cách tính độ cận thị:
- Lấy thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây đến điểm đánh dấu của 2 mắt tính bằng centimet. Lấy 100 chia cho khoảng cách vừa đo được sẽ cho ra kết quả độ cận thị của mắt.
- Độ cận = 100/ khoảng cách (cm). Ví dụ: Khoảng cách nhìn rõ là 40 cm thì độ cận = 100/40 = 2.5 độ. Lưu ý nên thực hiện phép đo này ở nơi đủ sáng, tốt nhất là vào ban ngày.
Theo các này có thể đo được độ cận tương đối. Tuy nhiên đế chính xác hơn, người bị cận thị nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn chuyên để kiểm tra, đo thị lực một cách chính xác và can thiệp sớm, khắc phục cận thị hiệu quả.