Tên gọi khác: Myopic, Myopia,Cận thị
Triệu chứng
Các triệu chứng bao gồm khó nhìn thấy các đối tượng ở xa, đau đầu, nheo mắt và kết quả học tập kém ở trẻ em.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tìm hiểu về thời gian, mức độ cận thị của bệnh nhân qua việc xác định bệ. Việc khám nhãn khoa cụ thể và thử nghiệm trực quan sẽ được thực hiện.
Điều trị
Việc điều trị có thể bao gồm việc chỉ định bệnh nhân sử dụng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng để cải thiện vấn đề tầm nhìn. Bên cạnh đó có các phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm: LASIK , PRK và RK. Các phương pháp này trị chứng cận thị bằng cách định hình lại độ cong của giác mạc.
Nguyên nhân
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Đối với mắt bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Do đó, người bị cận thị nhìn rõ khi vật gần mắt và nhìn mờ khi vật xa mắt. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.
Cận thị làm giảm sức nhìn cho con người, gây cản trở, khó khăn trong công việc hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, mà độ cận thị tiến triển nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt nhiều. Đây là một điều nguy hiểm vì cận thị xuất hiện càng sớm thì mức độ tăng số kính càng nhanh.
Xã hội càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với những phương tiện máy móc tiện ích phục vụ việc học tập và nhu cầu giải trí thì số lượng người cận thị ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt gần đây tỷ lệ trẻ em bị cận thị tăng cao, có những em còn rất nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị.
Phân loại
Về cơ chế bệnh sinh, người ta chia cận thị ra làm 2 loại là cận thị khúc xạ và cận thị trục.
Cận thị khúc xạ: Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt.
Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị. Cận thị học đường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng sớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng. Cận thị học đường đơn thuần ít khi quá 6 đi-ốp và thường không kèm theo giãn mỏng võng mạc và các nguy cơ khác của đáy mắt.
Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị giãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều, đồng thời làm võng mạc bị giãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa.
Phòng ngừa
Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: Trẻ phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
Trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể quá thấp: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên bị cận thị.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ.
Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất ít. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
Trẻ xem TV quá gần: Nếu như ngày nào trẻ cũng xem TV nhiều hơn 2 giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy, một số trẻ bị cận thị, một số khác thì không.
Điều trị
Kiểm tra mắt. Bất kể nhìn thấy như thế nào, nên kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện những bất thường.
Kiểm soát bệnh mạn tính. Một số bệnh, như bệnh tiểu đường và cao huyết áp, có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu không được điều trị thích hợp.
Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Đeo kính mát ngăn ngừa cả hai khối tia tử ngoại A (UVA) và bức xạ B (cực tím UVB). Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn dành nhiều giờ dưới ánh mặt trời hoặc đang dùng thuốc theo đơn làm tăng độ nhạy cảm với tia cực tím.
Ăn thức ăn lành mạnh. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả, có tác dụng tăng cường sức khỏe mắt. Hãy thử thực phẩm có chứa vitamin A và beta carotene như cà rốt. Rau lá xanh đậm và cá cũng có thể đặc biệt hữu ích cho sức khỏe đôi mắt.
Không hút thuốc. Cũng như hút thuốc là không tốt cho những phần còn lại của cơ thể, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt.
Sử dụng kính. Kính tối ưu hóa tầm nhìn. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng đơn kính là đúng.
Sử dụng ánh sáng tốt. Sử dụng ánh sáng thích hợp cho tầm nhìn tối ưu.