Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây mù lòa - Cần phát hiện sớm để điều trị

24/06/2021
Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây mù lòa - Cần phát hiện sớm để điều trị

Đục thủy tinh thể là bệnh (cườm đá, cườm khô) là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại thường gặp ở người lớn tuổi, và là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Cần khám những gì khi mắc bệnh đục thuy

1. Bệnh đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể (hay còn gọi là nhân mắt) là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp Mắt nhìn rõ những vật ở gần.

Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Hậu quả của bệnh đục thủy tinh thể là người bệnh bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.

Tuy đây là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi, nhưng những người trẻ vẫn có thể mắc bệnh này.

Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng và thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh nhân thường nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng bị ảnh hưởng trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thuỷ tinh.

Mức độ giảm thị lực tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn nhận biết được ánh sáng.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương...Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm đa số. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.

  • Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
  • Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn di truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi Mang thai mắc các bệnh Truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh Rubela và giang mai.
  • Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống Loạn nhịp tim (amiodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)... làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
  • Chấn thương: Một số Chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
  • Các nguyên nhân khác: bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị.Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thuỷ tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, tiêu chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.
Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây mù lòa - Cần phát hiện sớm để điều trị - ảnh 1
Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng và thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể

2. Cần khám gì để phát hiện bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh nhân khi có những triệu chứng như:

  • Nhìn mờ
  • Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng mạnh như đèn pha ban đêm, ánh sáng mặt trời...
  • Nhìn nhạt màu hoặc hơi vàng.
  • Ban đêm thị giác kém hơn.
  • Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
  • Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên, đang đeo kính lão thị lại có thể bỏ kính mà vẫn đọc được.

Bởi vì những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt, do đó, bệnh nhân phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hỗ trợ tốt nhất.

Thông thường, bệnh nhân sẽ phải kiểm tra mắt toàn diện. Các vấn đề về mắt và vấn đề liên quan khác cần được kiểm tra:

  • Mức độ suy giảm thị lực
  • Mức độ đục thủy tinh thể
  • Tại mắt chúng ta sẽ tìm những bệnh có liên quan như thoái hoá hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, Cận thị và glaucoma (cườm nước).
  • Toàn thân: Khám, phát hiện các bệnh khác và mối liên quan có thể có với tình trạng mắt như: cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng...

Hiện nay, một trong những phương pháp điều trị đục thủy tinh thể được tin tưởng nhất vẫn là phẫu thuật. Phẫu thuật Phaco (công Nghệ mổ mắt Phaco) ngày càng phổ biến và được coi là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất hiện nay.

3. Quy trình Khám đục thủy tinh thể Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây mù lòa - Cần phát hiện sớm để điều trị - ảnh 2

Công nghệ mổ mắt Phaco hoặc mổ cườm Phaco
  • Khám mắt toàn diện. Chỉ định phẫu thuật (nếu có).
  • Chọn lựa thể thủy tinh nhân tạo, siêu âm mắt, Xét nghiệm máu.
  • Tư vấn thuốc, thực phẩm, yếu tố có thể ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật.
  • Khám Gây mê hồi sức đánh giá toàn trạng trước phẫu thuật.
  • Tiên lượng phẫu thuật.

Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification) hay còn gọi là công nghệ mổ mắt Phaco hoặc mổ cườm Phaco. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Đây được coi phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Ưu điểm của kỹ thuật này là vết mổ nhỏ, an toàn, thị lực được phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân có thể sớm quay lại cuộc sống thường ngày.

Mặc dù thông thường, ca mổ chỉ kéo dài từ 5 đến 10 phút nhưng phẫu thuật Phaco được xếp vào nhóm đại phẫu do nó là một phẫu thuật nội nhãn và tác động trực tiếp đến thị lực.