Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở độ tuổi trên 50.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống Mắt (hay còn gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và Thần kinh nên Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

2. Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô, .

Vì nguyên nhân Nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tâm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

3. Nguyên nhân và các yếu tố gây đục thủy tinh thể

3.1 Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể gồmNguyên nhân nguyên phát

  • Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới Dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thường gặp ở độ tuổi trên 50
Nguyên nhân thứ phát
  • Mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như : Viêm màng bồ đào
  • Chấn thương mắt...
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp (amiodarone ), thuốc chống trầm cảm...
  • Mắc các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...
  • Do Thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn...

3.2 Các yếu tố liên quan

  • Không chú ý luyện tập cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt.
  • Dùng quá nhiều các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá...
  • Thường xuyên bị stress, tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm...
Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại - ảnh 1
Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh diễn biến thường chậm không gây đau đớn cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:

  • Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
  • Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật
  • Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt
  • Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.
Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại - ảnh 2
Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể

5. Phân loại bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể được phân loại các thể bệnh như sau:

5.1 Đục thủy tinh thể tuổi già

Là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở độ tuổi trung niên. Thường trên 50 tuổi,

do quá trình lão hóa. Bệnh thường tiến triển chậm.

5.2 Đục thủy tinh thể do bệnh lý

Gặp trên các đối tượng có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì...

5.3 Đục thủy tinh thể do chấn thương

Sau Chấn thương mắt có thể gây đục thủy tinh thể ngay hoặc diễn biến sau nhiều năm.

5.4 Đục thủy tinh thể do bẩm sinh

Trẻ mới sinh ra đã xuất hiện hiện tượng đục thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do rối loạn di truyền hay do mẹ mắc các bệnh như giang mai...

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung