1. U tế bào mầm ở nam giới có thể phát triển tại các bộ phận trên cơ thể
Hầu hết Ung thư tinh hoàn phát triển trong các tế bào có chức năng sản xuất tinh trùng được gọi là tế bào mầm hay còn gọi là khối u tế bào mầm. Các khối u tế bào mầm ở nam giới có thể phát triển tại một số bộ phận khác của cơ thể:
- Tinh hoàn, là vị trí phổ biến nhất.
- Mặt sau của bụng gần cột sống, được gọi là sau màng bụng.
- Phần trung tâm của ngực giữa phổi, được gọi là trung thất.
- Phần dưới của cột sống.
- Một tuyến nhỏ trong Não gọi là tuyến tùng (Rất hiếm).
Hàng năm ước tính có 9.560 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn, tức là tỷ lệ khoảng 1/250 đàn ông mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 33 tuổi. Ung thư tinh hoàn rất hiếm khi mắc phải trước tuổi dậy thì. Bệnh thường được chẩn đoán ở nam giới trẻ tuổi và trung niên nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với 6% trường hợp được chẩn đoán ở trẻ nam và thanh thiếu niên và 8% trường hợp được chẩn đoán ở nam giới 55 tuổi trở lên.
Số trường hợp ung thư tinh hoàn đã tăng lên trong 40 năm qua mà không rõ lý do. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại gần đây. Tỷ lệ tử vong cũng giảm dần từ năm 1990 đến 2014.
Ước tính ở Mỹ có khoảng 410 trường hợp tử vong vì căn bệnh này trong năm nay. Những cái chết này là do ung thư di căn từ tinh hoàn sang các bộ phận khác của cơ thể và không thể điều trị hiệu quả bằng hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật hoặc biến chứng do điều trị.
Tại nước ta mặc dù chưa có con số thống kê chính xác tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn hàng năm, chỉ biết đây không phải loại bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Chính vì vậy các triệu chứng, các dấu hiệu bệnh sớm cũng dễ bị bỏ qua.
Tỷ lệ sống 5 năm cho nam giới bị ung thư tinh hoàn là 95%. Điều này có nghĩa là 95 trong số 100 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh.
Tỷ lệ sống sót cao hơn đối với nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu và thấp hơn đối với nam giới mắc bệnh ung thư giai đoạn sau. Đối với những người đàn ông bị ung thư chưa lan ra ngoài tinh hoàn (Giai đoạn 1), tỷ lệ sống sót là 99%. Khoảng 68% nam giới được chẩn đoán ở giai đoạn này.
Đối với những người đàn ông bị ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết ở phía sau bụng, được gọi là các hạch bạch huyết sau phúc mạc, tỷ lệ sống sót là khoảng 96%. Nhưng việc này còn phụ thuộc vào kích thước của các hạch bạch huyết. Đối với những người đàn ông bị ung thư đã di căn ra ngoài tinh hoàn đến các khu vực nằm ngoài các hạch bạch huyết sau phúc mạc, như phổi hoặc các cơ quan khác, tỷ lệ sống sót là 74%. Khoảng 11% ung thư tinh hoàn được chẩn đoán ở giai đoạn này.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn
Cần lưu ý là nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn chưa được tìm ra.
- Tuổi tác. Hơn một nửa số nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, bao gồm cả nam giới ở tuổi thiếu niên và ở độ tuổi 60.
- Tinh hoàn lạc chỗ. Tinh hoàn lạc chỗ là bệnh mà tinh hoàn không di chuyển, nghĩa là 1 hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi sinh như bình thường. Đàn ông với triệu chứng này có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Nguy cơ này có thể được giảm xuống nếu phẫu thuật để khắc phục tình trạng trước tuổi dậy thì. Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật cho bệnh này trong độ tuổi từ 6 tháng đến 15 tháng để giảm nguy cơ vô sinh. Bởi vì bệnh tinh hoàn lạc chỗ thường bị từ khi còn trẻ, nhiều đàn ông không biết mình mắc bệnh.
- Lịch sử gia đình. Một người đàn ông có người thân, đặc biệt là anh trai, bị ung thư tinh hoàn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
- Lịch sử cá nhân. Những người đàn ông bị ung thư ở 1 tinh hoàn có nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại. Ước tính cứ 100 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn thì có 2 người sẽ bị ung thư ở tinh hoàn còn lại.
- Chủng tộc. Mặc dù nam giới thuộc bất kỳ chủng tộc nào cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn, nhưng nam giới da trắng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn nhiều hơn nam giới ở các chủng tộc khác. Ung thư tinh hoàn hiếm khi gặp ở nam giới da đen. Tuy nhiên, đàn ông da đen bị ung thư tinh hoàn dễ bị chết vì ung thư hơn đàn ông da trắng, đặc biệt nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể khi được chẩn đoán.
- Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đàn ông nhiễm HIV hoặc mắc hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do HIV gây ra có nguy cơ mắc hội chứng cao hơn.
Thông thường, một tinh hoàn phình to hoặc một cục nhỏ lồi lên hoặc có vùng cứng là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn. Các triệu chứng khác của ung thư tinh hoàn thường không xuất hiện cho đến khi ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
3. Các triệu chứng của ung thư tinh hoàn
- Một khối u không đau hoặc sưng trên một trong hai tinh hoàn. Nếu được phát hiện sớm, khối u chỉ có kích thước bằng hạt đậu, nhưng có thể sẽ phát triển lớn hơn nhiều.
- Đau, khó chịu hoặc tê ở tinh hoàn hoặc bìu, sưng hoặc không sưng.
- Cảm giác nặng nề ở bìu. Ví dụ, 1 tinh hoàn có thể trở nên cứng hơn so với tinh hoàn khác. Hoặc ung thư tinh hoàn có thể làm cho tinh hoàn phát triển lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
- Đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc háng
- Tích Tụ dịch trong bìu
- Ngực mềm hoặc phát triển. Mặc dù hiếm gặp, một số khối u tinh hoàn tạo ra hormone gây đau ngực hoặc tăng trưởng mô ngực, một tình trạng gọi là cường tuyến vú nam.
- Đau lưng dưới, khó thở, đau ngực và đờm có máu có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn giai đoạn sau.
- Sưng 1 hoặc cả hai chân hoặc khó thở do cục máu đông có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Cục máu đông trong tĩnh mạch lớn được gọi là Huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông trong động mạch trong phổi được gọi là Thuyên tắc phổi và gây khó thở. Đối với một số đàn ông trẻ hoặc trung niên, phát triển cục máu đông có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn.
Nhiều triệu chứng và dấu hiệu của ung thư tinh hoàn tương tự như các triệu chứng gây ra bởi bởi các bệnh lành tính khác:
Thay đổi kích thước hoặc có cục lồi trong tinh hoàn
- Một U nang phát triển trong mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn là một cơ quan nhỏ gắn vào tinh hoàn được tạo thành từ các ống cuộn mang tinh trùng ra khỏi tinh hoàn.
- Sự to ra của các mạch máu từ tinh hoàn.
- Sự tích Tụ dịch trong màng bao quanh tinh hoàn hay tràn dịch màng tinh hoàn
- Một lỗ mở ở cơ bụng gọi là thoát vị.
Đau
- Nhiễm trùng. Nhiễm trùng tinh hoàn được gọi là viêm lan. Nhiễm trùng mào tinh hoàn được gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu kháng sinh không giải quyết được vấn đề, cần làm thêm Xét nghiệm để không bỏ sót ung thư tinh hoàn
- Chấn thương.
- Xoắn.
Nếu bạn lo lắng về bất kỳ thay đổi nào bạn gặp phải, hãy tư vấn với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi tình trạng diễn ra bao lâu và tần suất gặp phải các triệu chứng này. Điều này để giúp tìm ra nguyên nhân, được gọi là chẩn đoán.
Nếu ung thư được chẩn đoán, việc giảm các triệu chứng vẫn là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư, thường được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán và tiếp tục trong suốt quá trình điều trị. Hãy đi khám sức khỏe và xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi có bất kỳ một trong số những triệu chứng kể trên.
Nguồn: Uptodate 2019