Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Khám và điều trị các bệnh tuyến nội tiết cùng trưởng khoa nội tiết bệnh viện bạch mai

10/04/2024
Khám và điều trị các bệnh tuyến nội tiết cùng trưởng khoa nội tiết bệnh viện bạch mai

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy Gần 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh về tuyến nội tiết như: Tiểu đường, Cường giáp, Suy giáp, Suy tuyến thượng thận, Suy tuyến yên. Hiện đang là Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện bạch mai. Hotline đặt lịch: 0865554486

1. Khám và điều trị Các bệnh về tuyến nội tiết cùng Tiến sĩ, bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy là một trong những bác sĩ giỏi với gần 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh về tuyến giáp

Nhiều năm công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ đã điều trị cho hàng chục nghìn ca bệnh về tuyến giáp khó, biến chứng. Vì vậy, rất đông người bệnh muốn được bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị.

Thông tin thêm:

  • Giảng viên bộ môn Nội tổng hợp - Trường Đại học Y Hà Nội

Chức Vụ

  • Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai

Nơi công tác

Kinh nghiệm

  • Gần 30 năm kinh nghiệm. Thế mạnh chuyên môn: Khám chữa bệnh nội tiết, đái tháo đường, bệnh các tuyến nội tiết

Thành viên của các tổ chức

  • Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng khoa học Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam

Hotline đặt lịch: 0865554486

2. Khám và điều trị Các bệnh về tuyến nội tiết cùng PGS.TS.Bác Sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân

  • Nguyên là Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai
  • Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ có trên 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh nội tiết
  • Ủy viên Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam
  • Tham gia tư vấn trên nhiều kênh báo chí uy tín như: Sức khỏe đời sống, VnExpress, Nhân dân...

PGS.TS.Bác Sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân khám và điều trị các bệnh về nội tiết như: đái tháo đường, suy giáp, cường giáp, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên...

Thông tin đặt lịch khám Bác sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân

Công TácNguyên trưởng Khoa Nội tiết & Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai
Địa điểm khámPhòng khám đa khoa Vip 12
Địa chỉTầng 3, Tòa nhà hòa phát, số 257 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội 10000, Việt Nam
Lịch khámSáng thứ 4 & Sáng chủ nhật hàng tuần
Chi phí300.000/1 lần khám (Chưa bao gồm chụp chiếu)
Hotline đặt lịch086 555 4486

3. Khám và điều trị Các bệnh về tuyến nội tiết cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Đức Phong

  • Phó Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai.
  • Chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường: Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy
  • Giảng viên Bộ môn Nội trường Đại Học Y Hà Nội .
  • Tổng thư ký hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam.

Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Đức Phong khám và điều trị các bệnh về nội tiết như: đái tháo đường, suy giáp, cường giáp, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên..

Thông tin đặt lịch khám Bác sĩ Đào Đức Phong

Công TácPhó Trưởng Khoa Nội tiết & Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai
Địa điểm khámPhòng khám đa khoa Vip 12
Địa chỉTầng 3, Tòa nhà hòa phát, số 257 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Lịch khámSáng thứ 7 hàng tuần
Chi phí300.000/1 lần khám (Chưa bao gồm chụp chiếu, xét nghiệm)
Hotline đặt lịch086 555 4486

4. Bệnh nội tiết là gì?

Bệnh nội tiết là bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết trong cơ thể và gặp mắc phải khi hệ thống mất đi sự cân bằng sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh nội tiết thường gặp hiện nay là:

4.1. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là đái tháo đường hay bệnh dư đường. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn cao, trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước.

Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đến sức khoẻ như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Hoại tử và có nguy cơ tử vong... Vì vậy, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có thể chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường cũng như nắm vững được các biến chứng của bệnh là hết sức cần thiết.

4.2. Cường giáp

Bệnh cường giáp gặp phải khi cơ thể dư thừa quá nhiều hormone tuyến giáp trong máu. Sự dư thừa nồng độ của hormone giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương và những rối loạn chuyển hóa khác. Tuyến nội tiết khi sản sinh ra nhiều hormone giáp hơn mức cơ thể cần sẽ gây ra những rối loạn về thần kinh, rối loạn tiêu hóa và các rối loạn tình dục. Bệnh nhân mắc Cường giáp sẽ xuất hiện các biểu hiện như:

  • Căng thẳng và kích thích;
  • Đánh trống ngực và tim đập nhanh;
  • Run giật chân tay;
  • Sụt cân hoặc tăng cân;
  • Tăng số lần đi cầu hoặc bị tiêu chảy;
  • Phù nề phần thấp ở chân/ bị liệt đột ngột;
  • Khó thở khi gắng sức;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Thay đổi thị giác: sợ ánh sáng hoặc nhạy cảm với ánh sáng, kích ứng mắt kèm với tăng tiết nước mắt, nhìn đôi, lồi mắt;
  • Mệt mỏi và yếu cơ...
  • Cường giáp thai kỳ

Bệnh cường giáp gặp phải khi cơ thể dư thừa quá nhiều hormone tuyến giáp trong máu
Cường giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến cơ thể mắc một số bệnh về tim mạch như: rung nhĩ, rối loạn chức năng tâm trương, giảm phân suất tống máu, dày thất trái, co thắt cơ tim, loãng xương.

4.3. Suy giáp

Suy giáp làm suy giảm chức năng của tuyến giáp. Khi tuyến nội tiết có nhiệm vụ sản xuất hormone tuyến giáp nhưng không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể sẽ gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hoá trên lâm sàng và xét nghiệm. Suy giáp có thể biểu hiện bằng các hình thái khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi bệnh nhân và mức độ giảm tiết hormone giáp trạng. Đối với bệnh này, độ tuổi có vai trò quan trọng về mặt biểu hiện của bệnh. Bệnh suy giáp thường hay gặp ở phụ nữ. Nữ giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ 2% trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Ở trẻ sơ sinh, số lượng mắc phải căn bệnh này là 1/5.000 trẻ.

Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn với các biểu hiện: mệt mỏi; giảm khả năng gắng sức; có khi tăng cân; sợ lạnh, Da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa; phù niêm mạc toàn thể, da mỡ (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày), thanh quản (nói khàn, khó thở), cơ (gây giả phì đại cơ); dễ bị táo bón; nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm); suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

4.4. Suy tuyến thượng thận

Khi tuyến thượng thận ngừng sản xuất các hormone cần thiết cho các chức năng sống của cơ thể sẽ dẫn tới bệnh suy tuyến thượng thận. Bệnh suy tuyến thượng thận có hai loại chính là: suy thượng thận Nguyên phát hay bệnh Addison và thứ phát. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và cả nam lẫn nữ. Biểu hiện chính của bệnh bao gồm, mệt yếu cơ, trọng lượng cơ thể giảm, tụt huyết áp, có trường hợp bệnh nhân còn bị sạm da vùng tiếp xúc với ánh sáng và cả vùng không tiếp xúc với ánh sáng. Bệnh suy tuyến thượng thận thường được điều trị bằng cách bù lại lượng hormone bị thiếu hụt.

4.5. Suy tuyến yên

Tuyến yên bài tiết ra hormone có tác dụng kích thích các tuyến khác. Bệnh suy tuyến yên là sự suy giảm chức năng của tuyến yên trong việc sản sinh ra các hormone. Bệnh lý tuyến yên là bệnh lý ít được mọi người để ý đến cho đến khi khối u đã quá to gây chèn ép và gây suy tuyến yên ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là một loại bệnh rối loạn hiếm gặp, trong đó tuyến yên hoặc không sản xuất hoặc không sản xuất đủ một hoặc nhiều hormone. Sự thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các chức năng thông thường của cơ thể, chẳng hạn như áp lực tăng trưởng trong máu và sinh sản.