Nhịp tim chậm

Một nhịp tim dưới 60 nhịp/phút được gọi là nhịp tim chậm. Một trái tim bình thường nhịp đập từ 60 đến 100 lần/phút.

Tên gọi khác: Rối loạn nhịp tim chậm

Triệu chứng

Người bị bênh này thông thường không có triệu chứng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể, chẩn đoán dựa trên điện tâm đồ.

Điều trị

Nhịp tim chậm không gây triệu chứng thì không cần điều trị.

Tổng quan

Rối Loạn nhịp tim chậm hay Nhịp tim chậm là bệnh gì?

Một nhịp tim dưới 60 nhịp/phút được gọi là nhịp tim chậm. Một trái tim bình thường nhịp đập từ 60 đến 100 lần/phút.

Nguyên nhân phổ biến nhất của Nhịp tim chậm là do thuốc, đặc biệt là thuốc chẹn beta. Các nguyên nhân khác bao gồm biến chứng sau mổ tim, đau tim, Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tim và các khuyết tật bẩm sinh.

Triệu chứng

  • Người bị bênh này thông thường không có triệu chứng.

  • Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng bao gồm: Mệt mỏi, choáng váng, Ngất xỉu, khó thở.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể, chẩn đoán dựa trên điện tâm đồ.

  • Trong một vài trường hợp, thiết bị điện tim Holter hoặc các thiết bị đo điện tim có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán.

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), Xét nghiệm Tronopin.

Điều trị

Nhịp tim chậm không gây triệu chứng thì không cần điều trị.

Khi triệu chứng xuất hiện, có thể sử dụng các thuốc làm tăng nhịp tim. Nếu ngất hoặc các triệu chứng nặng vẫn tồn tại sau dùng thuốc, người bệnh cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Trong một số trường hợp, phải ngừng sử dụng các thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim.

Nhịp tim chậm - Ảnh minh họa 1
Nhịp tim chậm - Ảnh minh họa 2
Nhịp tim chậm - Ảnh minh họa 3
Nhịp tim chậm - Ảnh minh họa 4
Nhịp tim chậm - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

  • Tim của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi đập từ 60-80 lần trong 1 phút. Nếu

  • Trẻ em có nhịp tim sinh lý nhanh hơn người lớn (110-130 nhịp/phút). Vì thế, nhịp chậm ở trẻ em là khi tim đập dưới 100 lần/phút.

  • Nhịp tim chậm được coi là bình thường ở những người luyện tập thể lực tốt và ở mọi người khi trong giấc ngủ. Nhiều vận động viên thể thao có nhịp tim lúc nghỉ chỉ từ 45-60 lần/phút.

  • Nhịp chậm có thể xuất hiện sau một số bệnh lý như: Suy chức năng tuyến giáp, rối loạn dạ dày - ruột, hoặc sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó. Bệnh nhân tim mạch (ví dụ tăng huyết áp) đang được điều trị bằng các thuốc gây chậm nhịp tim.

  • Nhịp chậm đôi khi là hậu quả nhất thời của nhồi máu cơ tim. Nhịp chậm thường gặp ở người cao tuổi, ở trẻ em mắc một số bệnh tim bẩm sinh.

Phòng ngừa

Những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ:

  • Do tâm lý: Xúc động mạnh, đột ngột.

  • Tăng huyết áp.

  • Suy giáp, vàng da tắc mật.

  • Nhiễm độc thuốc Digoxin.

  • Dị tật tim bẩm sinh.

  • Viêm cơ tim.

  • Nhồi máu cơ tim.

  • Biến chứng sau mổ tim.

  • Béo phì.

  • Tiểu đường.

  • Hút thuốc lá.

  • Uống rượu nhiều.

  • Một số yếu tố khác như: Tuổi cao, những người đã từng bị mổ tim.

Điều trị

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhịp tim chậm là giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Điều trị hoặc loại bỏ yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim. Thực hiện các bước sau đây:

  • Kiểm soát căng thẳng: Tránh căng thẳng không cần thiết và học hỏi các kỹ năng đối phó với căng thẳng.

  • Giữ huyết áp và kiểm soát cholesterol: Hãy thay đổi lối sống và uống thuốc theo đơn để điều trị tăng huyết áp hoặc khi cholesterol cao.

  • Duy trì trọng lượng trung bình (theo chỉ số BMI): Khi tăng cân sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tim.

  • Tập thể dục và ăn uống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên và ăn uống ít chất béo, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

  • Không hút thuốc: Nếu hút thuốc mà không thể tự bỏ được thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn về cách cai thuốc.

  • Nếu uống rượu bia, nên có chừng mực. Đối với một số trường hợp, khuyến cáo hoàn toàn tránh uống rượu. Hãy hỏi bác sĩ về lời khuyên cụ thể cho từng tình trạng. Nếu không thể kiểm soát được việc uống rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ về chương trình bỏ rượu và quản lý các hành vi khác liên quan đến lạm dụng rượu.

  • Không sử dụng các loại thuốc cấm: Nói chuyện với bác sĩ về chương trình thích hợp nếu cần trợ giúp để cai ma túy.

  • Tái khám theo lịch trình: Thường xuyên tái khám và báo cáo bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào với bác sĩ.

  • Theo dõi và điều trị bệnh tim hiện có: Nếu đã có bệnh tim, hãy làm giảm nguy cơ phát triển nhịp tim chậm hay rối loạn nhịp tim khác.

  • Tuân thủ điều trị: Hãy chắc chắn hiểu rõ về kế hoạch điều trị và dùng thuốc theo đơn.

  • Báo cáo những thay đổi: Nếu các triệu chứng thay đổi hoặc trở nên xấu hơn hoặc phát triển các triệu chứng mới, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.