1. Chỉ định, chống chỉ định khâu tử cung do nạo thủng
1.1 Chỉ định
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khâu tử cung do nạo thủng khi:
- Bệnh nhân bị Sảy thai liên tiếp do hở eo tử cung.
- Bệnh nhân có tiền sử Sảy thai từ hai lần trở lên không rõ nguyên nhân không.
- Trong các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân mang song thai, siêu âm đo chiều dài cổ tử cung dưới 25mm.
1.2 Chống chỉ định
Với các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe dưới đây sẽ không thực hiện khâu tử cung được:
- Tuổi thai Nhi trên 14 tuần.
- Bệnh nhân bị viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung.
- Thai chết lưu.
Không thực hiện khâu tử cung khi thai Nhi bị chết lưu
2. Khâu tử cung do nạo thủng được thực hiện thế nào?
2.1 Chuẩn bị
- Người thực hiện kỹ thuật khâu tử cung do nạo thủng bao gồm 1 bác sĩ chuyên khoa phụ sản, các điều dưỡng viên hỗ trợ. Trước khi thực hiện cần vệ sinh, sát khuẩn theo quy định: rửa tay, mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay vô khuẩn...
- Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện: Cần dung dịch betadine, chỉ perlon, van âm đạo.
- Bệnh nhân đã được gặp bác sĩ nghe tư vấn, giải thích về kỹ thuật, quy trình thực hiện, rủi ro trước khi khâu tử cung.
2.2 Tiến hành thực hiện kỹ thuật khâu tử cung do nạo thủng
Bước 1: Bộc lộ cổ tử cung
Sát trùng, kẹp kéo cổ tử cung ra ngoài.
Bước 2: Khâu vòng
- Các vị trí khâu được đánh dấu mốc theo giờ, phút như 1 chiếc đồng hồ.
- Dùng chỉ perlon bền chọc kim vào vị trí 11 giờ 30, ra ở vị trí 9 giờ 30, rồi
- tiếp tục chọc vào ở vị trí 8 giờ 30 xuống 7 giờ 30, tiếp tục chọc vào ở vị trí 5 giờ 30 lên 3 giờ 30 và mũi chọc cuối cùng vào vị trí 2 giờ 30 lên 12 giờ 30.
- Buộc chỉ ở vị trí 12 giờ.
- Cắt đầu chỉ xa nút buộc khoảng 1cm.
Tiến hành khâu tử cung theo vị trí đã được đánh dấu mốc
Bước 3: Kiểm tra nút chỉ
- Sát trùng âm đ ạo và cổ tử cung. 49
- Khi thắt, hai mũi chỉ sẽ kéo hẹp lỗ cổ tử cung chít lại theo hai chiều đứng và ngang.
- Cắt hai đầu chỉ dài khoảng 1- 1.5cm.
- Kết thúc kỹ thuật khâu tử cung do nạo thủng.
2.3 Những lưu ý sau khi thực hiện khâu tử cung
Bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức để theo dõi thêm. Thời gian ở lại bệnh viện khoảng 3 ngày để điều dưỡng viên theo dõi, xử lý kịp thời nếu xuất hiện tình trạng chảy máu, cơn co tử cung hay vỡ ối.
- Rút gạc sau thực hiện khâu tử cung từ 4-6 giờ.
- Điều trị bằng việc cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh và thuốc chống co tử cung.
- Sau 3 ngày bệnh nhân được xuất viện. Nếu có các triệu chứng cơn co tử cung, ra máu đường âm đạo, ra nước ối đường âm đạo, ngày cắt chỉ tính vừa đủ thai 37 tuần cần phải quay lại bệnh viện để được kiểm tra, điều trị.
Bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức để theo dõi sau khi khâu tử cung
3. Những tai biến có thể xảy ra khi thực hiện khâu tử cung do nạo thủng
- Bệnh nhân bị ra máu: Xử lý bằng cách chèn gạc cầm máu. Thông thường sẽ hết ra máu sau khi chèn gạc cầm máu 3-4 giờ.
- Nhiễm trùng: Do trong quá trình thực hiện khẩu tử cung đã không vô trùng, hoặc do bệnh nhân bị nhiễm trùng đường sinh dục trước đó chưa điều trị ổn định.
- Có thể gây sảy thai hoặc Sinh non do xuất hiện cơn co trong quá trình thực hiện
- Có thể bị rỉ ối, vỡ ối.
- Gãy kim vào trong cổ tử cung: Để tránh xảy ra rủi ro này, nên dùng kim tròn to có độ cong nhỏ.
Khâu tử cung do nạo thủng là kỹ thuật không tốn nhiều thời gian nhưng đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thực hiện, đảm bảo an toàn.