Mục lục:

Hệ miễn dịch bị suy giảm nguy cơ mắc ung thư tăng cao

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v.... hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Lão hóa và nguy cơ ung thư

Mỗi năm có hơn 8 triệu người chết vì ung thư trên toàn cầu. Về cơ bản, ung thư được gây ra bởi một chuỗi đột biến gen tích lũy theo thời gian. Một số yếu tố như hút thuốc lá, uống rượu và Béo phì cũng có thể làm tăng tốc độ xảy ra các đột biến gen này và do đó làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố rủi ro đều có thể tránh được; ví dụ như tuổi tác. Khi tuổi tác tăng lên, nguy cơ ung thư cũng tăng. Vậy tại sao lão hóa làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư? Một nhóm nghiên cứu gần đây đã cung cấp một câu trả lời bất ngờ cho câu hỏi này.

Hệ miễn dịch bị suy giảm nguy cơ mắc ung thư tăng cao - ảnh 1
Hình 1: Nguy cơ mắc ung thư tăng gấp nhiều lần trên những người uống thuốc chống thải loại mảnh ghép ( gậy suy giảm miễn dịch) sau ghép thận

Khi có tuổi thì khả năng đột biến tăng lên. Càng lớn tuổi, càng có nhiều đột biến và nguy cơ ung thư càng lớn.

Trong một nghiên cứu gần đây - được thực hiện tại Đại học Dundee ở Vương quốc Anh, giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đặt ra để chứng minh rằng nguy cơ ung thư tăng theo tuổi tác do hệ miễn dịch bị lão hóa. Hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả khi già đi, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.

Hình 2 mô Tả kết quả nghiên cứu của Viện liệu pháp sinh học Nhật bản

Hệ miễn dịch bị suy giảm nguy cơ mắc ung thư tăng cao - ảnh 2
Hình 2: Tuổi càng cao nồng độ tế bào miễn dịch càng giảm, nguy cơ mắc ung thư càng cao

2. Hệ miễn dịch lão hóa

Tuyến ức, một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng của hệ miễn dịch, là nơi các tế bào T – tế bào đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch được hình thành và phát triển . Phần lớn sự suy giảm hệ miễn dịch theo thời gian là do sự suy giảm của tuyến ức.

Tuyến ức bắt đầu co lại từ khi 1 tuổi. Tuyến ức giảm một nửa kích thước cứ sau 16 năm và việc sản xuất các tế bào T cũng như vậy.

Các nhà nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ 2 triệu ca ung thư ở những người trong độ tuổi 18 và thiết kế một mô hình toán học dự đoán tỷ lệ ung thư sẽ tăng liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm. Ở đây, các nhà nghiên cứu thấy rằng mô hình của họ phù hợp chặt chẽ với dữ liệu hơn so với giả thuyết đa đột biến.

Tiến sĩ Sam Palmer ở Đại học Dundee giải thích, "Các tế bào ung thư liên tục phát sinh trong cơ thể nhưng thông thường hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt chúng trước khi khối u mới tự thiết lập. Các tế bào T liên tục truy quét các tế bào ung thư. "

"Khi Hệ miễn dịch suy yếu, thì số lượng tế bào ung thư có cơ hội phát triển. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác khi tuyến ức bị thu hẹp."

"Tưởng tượng một cuộc chiến giữa tế bào T và tế bào ung thư, cuối cùng các tế bào ung thư chiến thắng nếu chúng phát triển vượt quá một ngưỡng nhất định."

"Ngưỡng này sẽ giảm dần theo tuổi, tỷ lệ thuận với lượng tế bào T được sản xuất", Tiến sĩ Palmer nói thêm. "Giả thuyết đơn giản này hóa ra có thể giải thích được nhiều vấn đề về tỷ lệ mắc ung thư."

Hệ miễn dịch bị suy giảm nguy cơ mắc ung thư tăng cao - ảnh 3 3. Sự khác biệt giới tính đối với nguy cơ ung thư

Nguy cơ ung thư liên quan đến tuổi tác thường cao hơn ở nam giới so với phụ nữ. Nguyên nhân có thể được giải thích bởi tuyến ức suy giảm nhanh hơn ở nam giới so với nữ giới, điều mà trước nay giả thuyết đa đột biến không giải thích được.

Tiến sĩ Thea Newman, nhà nghiên cứu cao cấp nói, "Vẫn còn rất sớm, nhưng nếu chứng minh được vấn đề này là đúng thì có thể sẽ đưa ra một cách hoàn toàn mới để điều trị và ngăn ngừa ung thư."

Cô nói thêm, "Trước đây, gần như tất cả các nghiên cứu về ung thư đều dựa trên hiểu biết về các đột biến gen để chữa khỏi bệnh."

"Chúng tôi không tranh luận về việc đột biến gây ung thư", Tiến sĩ Newman tiếp tục nói, "nhưng liệu chỉ vấn đề về đột biến có thể giải thích cho sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ ung thư được không, trong khi lão hóa cũng gây ra những thay đổi sâu sắc khác trong cơ thể."

Chuyên gia Thymus, Giáo sư Clare Blackburn, tại Đại học Edinburgh, nói, "Điều này cho thấy ngoài các vấn đề về đột biến, chúng ta cũng nên tập trung vào cách tăng cường chức năng tuyến ức, có thể bằng cách cấy ghép hoặc tái tạo có kiểm soát, vì vậy chúng ta có thể tăng số lượng tế bào T tạo ra."

Cô nói thêm, "Cũng cần xem xét những hậu quả không lường trước khi làm điều này và làm thế nào để giảm thiểu chúng."

Những phát hiện này rất hấp dẫn và mở ra một con đường mới cho các nhà nghiên cứu điều trị ung thư.

Liệu pháp miễn dịch tự thân hiện đang được thực hiện tại Bệnh viện Vinmec nhằm tăng cường các tế bào miễn dịch cả về số lượng và chất lượng. Kỹ thuật này được chuyển giao công Nghệ từ Viện sinh học Nhật bản, đang được áp dụng cho nhiều người bệnh mang lại kết quả rất tốt. Hiện nay kỹ thuật này tại Nhật bản được chỉ định không chỉ cho người mắc bệnh ung thư đang và sau điều trị mà còn được Bộ y tế Nhật bản cho phép thực hiện trên người khỏe mạnh, chưa bị bệnh ung thư. Mục đích giúp giảm nguy cơ mắc ung thư nhờ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Nguồn: Medical News Today

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung