Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Khi nào nên nạo VA và cắt amidan cho trẻ?

21/06/2021
Khi nào nên nạo VA và cắt amidan cho trẻ?

Bởi hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, nên trẻ em chính là đối tượng của nhiều bệnh lý hô hấp và viêm VA, viêm amidan là một trong số đó. Khi trẻ bị viêm VA, viêm amidan, cha mẹ luôn băn khoăn khi nào cần thiết cho trẻ nạo VA, cắt amidan? Các thủ thuật đó có nguy hiểm và để lại biến chứng không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin chính xác.

1. Vai trò của VA và amidan

VA (còn gọi là amidan vòng) và amidan ( hay nói chính xác là amidan khẩu cái) là 2 thành phần của hệ bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng. Nhờ khả năng sản xuất ra kháng thể, VA và Amidan đều được xem như hàng rào miễn dịch cho cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.

Tuy nhiên, nếu vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, quá mức có thể gây Tình trạng viêm amidan, viêm VA. Khi sự viêm nhiễm tái phát nhiều lần, VA và amidan không những không còn chức năng miễn dịch mà còn trở thành một ổ viêm chứa đầy vi khuẩn, và ổ viêm này là nguyên nhân gây nên các bệnh lý Hô hấp khác như áp xe quanh amidan, Viêm họng mạn tính, viêm xoang...

Khi nào nên nạo VA và cắt amidan cho trẻ? - ảnh 1
Nếu vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, quá mức có thể gây Tình trạng viêm amidan

2. Khi nào nên nạo VA, Cắt amidan ở trẻ em?

Các bậc cha mẹ thường lo lắng sau khi cắt Amidan hay nạo VA thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng VA và amidan chỉ có vai trò nhất định trong hàng rào miễn dịch của cơ thể, còn nhiều cơ quan quan trọng khác cùng tham gia hệ thống miễn dịch. Viêm VA và amidan tái phát nhiều lần không chỉ làm chúng mất đi vai trò miễn dịch mà thậm chí còn trở thành một ổ vi khuẩn tiềm tàng, sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, đối với một số trường hợp, việc chỉ định nạo VA, cắt amidan là hết sức cần thiết.

Phẫu thuật nạo VA sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về độ tuổi):

  • Viêm VA tái phát nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).
  • Viêm VA không thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc, trẻ có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa..
  • VA phì đại quá to gây bít tắc cửa mũi sau, làm trẻ nghẹt mũi kéo dài và cản trở quá trình thở của trẻ, đôi khi có cơn ngưng thở khi ngủ.

Cắt amidan sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm) làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe và chất lượng sống của trẻ
  • Viêm amidan gây các biến chứng như viêm phế quản phổi, Viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp,...
  • Amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở, khó nuốt, khó nói, ngủ Ngáy hay thậm chí ngưng thở.

3. Nạo VA và cắt amidan như thế nào ?

Phương pháp nạo VA đã được cải tiến mang lại sự an toàn và hiệu quả cao. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thực hiện nạo VA bằng các loại máy cắt hút HUMMER hiện đại, cho phép loại bỏ tối đa các tổ chức VA viêm nhiễm mà không gây tổn thương các cơ quan lân cận. Quá trình cắt Amidan sẽ sử dụng máy Coblator vì nhiệt độ tại điểm cắt thấp nên ít gây tổn thương, ít đau và dễ cầm máu sau phẫu thuật.

4. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật nạo VA, cắt amidan Khi nào nên nạo VA và cắt amidan cho trẻ? - ảnh 2

Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp

Giai đoạn sau phẫu thuật, vết thương còn rất nhạy cảm, do đó cha mẹ phải chú ý đến chế độ ăn uống để giúp trẻ chóng khỏe. Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp. Đặc biệt phải cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước oresol để tránh mất nước.

Hạn chế đồ ăn cứng có thể gây ma sát ảnh hưởng tới vết thương. Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế bởi các chúng rất dễ ứ đọng ở vùng tai, mũi, họng. Các thực phẩm nhiều gia vị và chua như nước chanh, nước cam, cà chua, tiêu, ớt có thể gây Bỏng và khó chịu trong họng trẻ, vì vậy cần loại bỏ các thực phẩm này trong chế độ ăn của trẻ khoảng 2 tuần sau phẫu thuật.

Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ Sốt paracetamol.
  • Nôn nhiều, đau tăng lên.
  • Trẻ bỏ ăn hoàn toàn.
  • Máu chảy trầm trọng từ miệng hoặc mũi hoặc nôn ra máu
  • Đau họng nặng và không đáp ứng với thuốc trong vòng 48 đến 72 giờ.
  • Trẻ bị mất giọng