Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân hen phế quản

21/06/2021
Kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân hen phế quản

Tăng huyết áp là tình trạng bệnh gặp khá phổ biến ở người lớn mắc hen phế quản. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp cải thiện huyết áp ở bệnh nhân hen. Tuy nhiên một số thuốc lại tiềm ẩn nguy cơ gây nên cơn hen kịch phát hoặc làm nặng thêm bệnh,

Triệu chứng tăng huyết áp khá mờ nhạt (đau đầu, chảy máu cam..) bệnh nhân hen phế quản thường được phát hiện tăng huyết áp khi đi khám định kỳ. Tăng huyết áp được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi âm thầm gây các biến cố tim mạch, khi hết hợp với Hen phế quản nếu không được kiểm soát phù hợp sẽ để lại các biến chứng về nặng nề như đột quỵ và bệnh Mạch vành khác, suy tim, tăng tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện của bệnh nhân hen phế quản.

1. Mối quan hệ giữa Hen phế quản và tăng huyết áp

Cơ chế gây hen phế quản có sự tham gia của các yếu tố gây viêm, dẫn tới tình trạng viêm, phù nề gây hẹp đường thở, kết hợp với phản ứng quá mức với các kích thích của cơ trơn phế quản dẫn tới tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen. Hiện chưa có cơ chế rõ ràng về mối liên quan giữa hen phế quản và tăng huyết áp cũng như các bệnh lý Tim mạch tuy nhiên một vài nghiên cứu gợi ý sự có mặt của các yếu tố gây viêm có thể có vai trò liên quan. Trong cơn hen, bệnh nhân khó thở gây giảm oxy máu, mạch nhanh, cường giao cảm dẫn tới tình trạng tăng huyết áp tạm thời. Bên cạnh đó việc điều trị không đúng cách, tự ý dùng thuốc như corticoid kéo dài với liều lượng cao dẫn tới tăng huyết áp và các tác dụng phụ toàn thân khác.

Ngược lại, một số bệnh nhân tim mạch nếu điều trị tăng huyết áp bằng các thuốc như chẹn beta giao cảm không chọn lọc, ức chế men chuyển hoặc thuốc khác như aspirin có thể làm bệnh hen mất kiểm soát, dẫn tới cơn khó thở kịch phát.

Vì vậy việc chỉ định phương pháp điều trị hen phế quản và tăng huyết áp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, bệnh nhân không nên tự ý thay đổi hoặc bỏ thuốc điều trị bệnh.

2. Các phương pháp không dùng thuốc trong điều trị tăng huyết áp

Việc thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng trong điều trị cả tăng huyết áp và hen phế quản

  • Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng và duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút trong ít nhất 4 ngày/tuần.
  • Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh, hạn chế ăn nhiều đồ chiên xào hoặc ăn mặn. Bổ sung thêm vitamin và chất xơ trong rau quả (khi đã loại bỏ nguy cơ dị ứng).
  • Bỏ thuốc lá và các chất kích thích, vận động người thân để môi trường xung quanh không còn khói thuốc.
  • Hạn chế khói bụi, nhiễm lạnh, không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định.
  • Theo dõi huyết áp tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nhất thiết phải theo dõi quá thường xuyên tránh tâm lý bồn chồn lo lắng.
Kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân hen phế quản - ảnh 1
Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh, hạn chế ăn nhiều đồ chiên xào hoặc ăn mặn

3. Lựa chọn thuốc tăng huyết áp

  • Một số thuốc cần cẩn trọng trong khi dùng ở bệnh nhân hen phế quản
  • Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm:
  • Các thuốc beta-blocker không chọn lọc (Propranolo, Carvedilol,..) được chống chỉ định dùng ở bệnh nhân hen phế quản do có tác dụng lên cả thụ thể beta ở phế quản dẫn tới co thắt phế quản, làm giảm đáp ứng phế quản với thuốc giãn phế quản, có thể gây nên hoặc làm nặng hơn cơn hen kịch phát ở bệnh nhân.
  • Các thuốc beta-blocker chọn lọc mặc dù chỉ tác dụng chọn lọc trên hệ tim mạch nhưng một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nhỏ làm giảm chỉ số chức năng hô hấp ở bệnh nhân. Mặc dù vậy, do lợi ích đem lại ở nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh Mạch vành hoặc suy tim tâm thu, thuốc này vẫn có thể được cân nhắc sử dụng ở bệnh nhân hen phế quản nhẹ và vừa có bệnh lý tim mạch nói trên.
  • Thuốc ức chế men chuyển:

Thuốc ức chế men chuyển gây tác dụng phụ Ho khan có thể gặp đến 20% bệnh nhân sử dụng thuốc này. Hiện nay còn nhiều tranh cãi liệu Ho dai dẳng do thuốc ức chế men chuyển có gây nên cơn hen cấp hay làm nặng tình trạng hen hay không, vì vậy thuốc ức chế men chuyển không phải chống chỉ định của hen phế quản tuy nhiên cũng không phải là lựa chọn đầu tay.

  • Các thuốc hạ áp có thể dùng ở bệnh nhân hen phế quản gồm:
  • Thuốc lợi tiểu: tuy nhiên một số thuốc có thể làm giảm Kali máu trong khi các thuốc Giãn phế quản cũng có tác dụng phụ tương tự, vì vậy cần theo dõi kali máu cho bệnh nhân.
  • Thuốc chẹn kênh calci như nifedipine, nicardipin. Ngoài tác dụng hạ huyết áp, thuốc còn có lợi thế về mặt lý thuyết là đối kháng sự co cơ trơn khí phế quản, ức chế sự vỡ tế bào mast và có thể tăng cường tác dụng Giãn phế quản của các thuốc đồng vận beta. Do đó việc sử dụng thiazide liều thấp đơn độc hay kết hợp với chẹn kênh calci được cho là phương thức điều trị được ưa chuộng hơn ở bệnh nhân hen THA

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin

4. Dự phòng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng phế quản

Biện pháp dự phòng tốt nhất là cải thiện các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: thay đổi lối sống lành mạnh, điều trị các tình trạng như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường.

Để hạn chế tác động của hen phế quản đến tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng, cần phải kiểm soát tốt hen phế quản, hạn chế các đợt kịch phát và tác dụng phụ của thuốc làm tăng nguy cơ đến bệnh tim mạch.

Cuối cùng, cần nâng cao nhận thức trong việc phòng bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp cũng như hen phế quản.