Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Lưu ý khi nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày

18/06/2021
Lưu ý khi nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày

Nuôi dưỡng qua ống thông là một nhu cầu cần thiết cho những trẻ nhỏ không thể ăn qua đường miệng được mà cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng nhờ vào một ống thông để đưa thức ăn xuống tận dạ dày...

1. Những trường hợp cần cho trẻ ăn qua sonde

Nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày được sử dụng cho những trẻ không có khả năng ăn uống bằng cách thông thường. Ngoài da, cho trẻ ăn qua sonde cũng được chỉ định cho một số trường hợp khác bao gồm:

  • Trẻ hôn mê
  • Trẻ bị Chấn thương hoặc bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng
  • Hệ tiêu hóa của trẻ bình thường nhưng không thể bú, bú không đủ lượng hoặc bú dễ bị sặc
  • Trẻ không chịu ăn, ăn quá ít, không thể tăng cân
  • Sinh non < 32 tuần hoặc Sinh non > 32 tuần + bú nuốt yếu
  • Suy Hô hấp nặng: thở qua NKQ, nhịp thở > 75 l/p, rút lõm ngực nặng, cơn ngưng thở nặng
  • Không khả năng bú hoặc nuốt hoặc dễ bị sặc khi bú nuốt:
  • Bệnh lý não: do sanh ngạt, xuất huyết não, Vàng da nhân, viêm màng não
  • Bệnh lý Thần kinh cơ, suy giáp
  • Bất thường vùng mặt hầu họng: Sứt môi, chẻ vòm hầu, tịt mũi sau, lưỡi to.
  • Mất khả năng bú mẹ hay phản xạ nuốt
  • Rối loạn cân bằng điện giải và thải trừ

Chống chỉ định cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày trong trường hợp:

  • Đang sốc, suy hô hấp chưa ổn định với giúp thở hoặc CPAP
  • Co giật chưa khống chế được bằng thuốc
  • Trong 6 giờ đầu sau thay máu
  • Viêm ruột Hoại tử sơ sinh giai đoạn đầu
  • Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

2. Quy trình đặt sonde dạ dày cho trẻ

Lưu ý khi nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày - ảnh 1
Đặt ống sonde dạ dày bằng đường từ mũi hoặc đường từ miệng cho trẻ sơ sinh là phương pháp tối ưu nhất hiện nay

Hiện nay, phương pháp nuôi trẻ sơ sinh qua ống sonde dạ dày bằng đường từ mũi hoặc đường từ miệng là tối ưu nhất, khi đó đường ống sẽ đi qua toàn bộ chiều dài của thực quản xuất phát điểm từ lỗ mũi hoặc khoang miệng mà không làm ảnh hưởng đến đường hô hấp và thực quản.

  • Đối với vị trí đặt ống thì không có kỹ thuật nào để xác minh được vị trí đặt ống chính xác và an toàn bằng phương pháp chụp X quang bụng và ngực.
  • Điều dưỡng viên sẽ chuẩn bị dụng cụ và đặt trên một khay sạch, rửa tay và đeo găng tay trước khi tiến hành quá trình đưa ống sonde vào dạ dày của trẻ.
  • Trẻ sơ sinh có thể cố định chúng bằng cách bọc trẻ trong một tấm chăn và đặt trẻ nằm nghiêng đầu về phía bên phải. Nếu đường ống đi từ lỗ mũi thì kiểm tra và làm sạch lỗ mũi.
  • Kiểm tra ống sonde có bị biến dạng hay nứt không, nếu có vấn đề hãy thay bằng một ống khác, đo chiều dài ống sao cho phù hợp với cơ thể trẻ.
  • Gập nhẹ đầu và nhẹ nhàng đẩy sonde vào lỗ mũi hoặc miệng đi qua vòm họng và dừng lại cho tới khi đạt chiều dài cần thiết. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường thì lập tức tháo ống ra chờ trẻ ổn định rồi tiến hành làm lại. Lưu ý, bảo quản ống sonde bằng băng y tế để tránh nhiễm trùng trong lúc thực hiện.

3. Những nguy cơ khi cho trẻ sơ sinh ăn qua sonde

Kỹ thuật nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày ít khi có tai biến gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu và bất tiện cho trẻ nhỏ. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải:

  • Chảy máu mũi nhẹ
  • Tắc mũi
  • Viêm mũi

Đôi khi ống thông bị đặt sai vị trí hoặc bị thay đổi vị trí trong quá trình truyền thức ăn, các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Chậm nhịp tim
  • Nhịp thở chậm, khó thở
  • Nôn mửa

4. Lưu ý khi cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày Lưu ý khi nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày - ảnh 2

Cần chú ý khi cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày
  • Lỗ mũi trẻ có vấn đề như chảy nước mũi, chảy máu cam,... có thể cho ống đi từ đường miệng.
  • Ống được đưa vào phải chắc chắn rằng ống tới vị trí của dạ dày trước khi đưa thức ăn, sữa hoặc thuốc vào cho trẻ.
  • Khi bơm thức ăn vào phải bơm từ từ, nhẹ nhàng, tránh bơm quá nhiều khiến trẻ sẽ bị nôn mửa.
  • Theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe của trẻ, nếu có những biểu hiện bất thường thì báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Kiểm tra ống sonde, thay ống sonde khác đối với ống lâu ngày hoặc bẩn. Nếu ống đi đường lỗ mũi, khi thay ống phải đổi lỗ mũi khác.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng cùng đội ngũ đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm...sẽ giúp quá trình thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ thoải mái và rút ngắn lại.