1. Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ?
Thời gian ngủ trung bình ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe... nhưng hầu hết người trưởng thành cần 7 - 8 tiếng ngủ mỗi đêm.
Đôi khi, nhiều người trải qua Mất ngủ ngắn hạn (cấp tính), tình trạng kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần Đó thường là hậu quả của stress hoặc sự kiện sang chấn. Nhưng một số người lại bị Mất ngủ kéo dài (mạn tính) tới hàng tháng hoặc hàng năm
2. Nguyên nhân Mất ngủ hay Rối loạn giấc ngủ là gì?
Mất ngủ có thể là một tình trạng độc lập hoặc là có thể là tình trạng đi kèm với các vấn đề khác.
Một vài nguyên nhân phổ biến của việc mất ngủ mạn tính bao gồm:
- Stress
- Thay đổi nhịp sinh học
- Thói quen ngủ không hợp lý, ăn quá nhiều vào buổi tối
- Có các bệnh cơ thể mạn tính: đau, ung thư, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch...
- Các rối loạn tâm thần: Rối loạn lo âu, trầm cảm...
- Thuốc: Nhiều thuốc được kê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ như một số thuốc chống trầm cảm, huyết áp...
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ...
3. Khi nào cần đi khám mất ngủ?
Nếu bạn gặp một trong các vấn đề sau đây và các vấn đề này khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện công việc, nhiệm vụ trong ngày, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn:
- Khó đi vào giấc ngủ
- Thức dậy trong đêm
- Dậy quá sớm
- Không cảm thấy khỏe sau một giấc ngủ đêm
- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày
- Dễ kích thích, trầm hoặc lo âu
- Khó tập trung, chú tâm vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
- Dễ mắc lỗi hoặc gây tai nạn
- Lo lắng nhiều về giấc ngủ
4. Vì sao mất ngủ Rối loạn giấc ngủ khó điều trị?
Nhiều nguyên nhân làm cho mất ngủ trở thành khó điều trị:
- Để vấn đề trở thành mãn tính nhiều năm
- Đi khám không đúng chuyên khoa
- Chẩn đoán không đúng mức độ và nguyên nhân
- Lựa chọn sai phương pháp điều trị
- Bỏ điều trị giữa chừng