1. Hệ thống nội tiết là gì?
Hệ thống nội tiết là một mạng lưới gồm các tuyến sản xuất và phát hành hormone, giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm cả việc chuyển hóa calo thành năng lượng. Rối loạn nội tiết tố sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, suy giáp, suy tuyến yên... do đó thực hiện các xét nghiệm rối loạn nội tiết để phát hiện sớm bệnh là vô cùng quan trọng.
Hệ thống nội tiết sẽ ảnh hưởng tới cách tim đập, xương và các mô phát triển, thậm chí cả khả năng sinh con. Nó là yếu tố nguyên nhân quan trọng trong các bệnh nội tiết thường gặp ở người như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, Rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn hormone khác.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống nội tiết, nguyên nhân gây rối loạn nội tiết, các dạng rối loạn nội tiết và những phương pháp xét nghiệm rối loạn nội tiết hiện nay.
2. Các tuyến của hệ thống nội tiết
Mỗi tuyến của hệ thống nội tiết sẽ tiết ra các hormone cụ thể để đưa vào máu. Những hormone này thông qua máu đến các tế bào khác, giúp kiểm soát hoặc phối hợp thực hiện nhiều quá trình điều hòa trong cơ thể.
Các tuyến nội tiết gồm:
- Tuyến thượng thận: Gồm hai tuyến nằm trên đỉnh thận có vai trò giải phóng hormone cortisol.
- Vùng dưới đồi: Là một phần của Não giữa dưới, cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hormone.
- Buồng trứng: Là cơ quan sinh sản nữ, giải phóng trứng và sản xuất hormone giới tính.
- Các tế bào trong tuyến tụy: Kiểm soát sự giải phóng hormone insulin và glucagon.
- Tuyến cận giáp: Bốn tuyến nhỏ ở cổ, đóng vai trò trong sự phát triển của xương.
- Tuyến tùng: Một tuyến được tìm thấy ở gần trung tâm não, liên kết với các dạng của giấc ngủ.
- Tuyến yên: Một tuyến được tìm thấy ở đáy não, phía sau xoang. Nó còn được gọi là “tuyến chủ” do ảnh hưởng tới nhiều tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề xảy ra với tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng tiết sữa của phụ nữ.
- Tinh hoàn: Các tuyến sinh dục nam sản xuất tinh trùng và hormone giới tính.
- Tuyến ức: Một tuyến ở ngực trên giúp tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tuyến giáp: Một tuyến hình bướm ở phía trước cổ kiểm soát quá trình trao đổi chất.
Một vấn đề dù nhỏ nhất xảy ra với một hoặc nhiều tuyến này cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến rối loạn nội tiết hoặc gây ra các bệnh nội tiết.
3. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết
Nguyên nhân rối loạn nội tiết được phân thành 2 loại:
- Loại 1: Do một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, được gọi là mất cân bằng hormone.
- Loại 2: Do sự phát triển của các tổn thương như khối u bên trong hệ thống nội tiết, có thể có hoặc không ảnh hưởng đến mức độ hormone.
Hệ thống phản hồi của nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít một hormone, hệ thống này sẽ báo hiệu cho tuyến thích hợp để khắc phục vấn đề. Mất cân bằng hormone sẽ xảy ra nếu hệ thống phản hồi không giữ đúng được mức độ hormone trong máu hoặc nếu cơ thể không loại bỏ chúng ra khỏi máu một cách hợp lý.
Việc tăng/ giảm hormone nội tiết có thể do:
- Hệ thống phản hồi nội tiết gặp vấn đề.
- Bệnh tật.
- Rối loạn di truyền (chẳng hạn suy giáp bẩm sinh...).
- Nhiễm trùng.
- Tổn thương ở một tuyến nội tiết.
- Khối u của một tuyến nội tiết.
Hầu hết các khối u hay bướu nội tiết không phải ung thư và thường không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên một khối u hoặc nốt sần trên tuyến nội tiết có thể làm cản trở việc sản xuất hormone của tuyến.
4. Các dạng rối loạn nội tiết
- Tiểu đường: Đây là một trong những dạng rối loạn nội tiết phổ biến nhất.
- Suy tuyến thượng thận: Các triệu chứng gồm mệt mỏi, đau dạ dày, Mất nước và đổi màu da. Bệnh Addison là một loại suy thượng thận.
- Bệnh Cushing: Do sự sản xuất quá mức một hormone tuyến yên dẫn tới tuyến thượng thận hoạt động quá mức. Một tình trạng tương tự là hội chứng Cushing xảy ra ở những người dùng thuốc corticosteroid liều cao, đặc biệt là trẻ em.
- Các vấn đề về hormone tăng trưởng: Nếu tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng, xương và các bộ phận cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh bất thường, ngược lại nếu nồng độ hormone tăng trưởng quá thấp trẻ có thể ngừng tăng chiều cao.
- Bệnh cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn tới sụt cân, Nhịp tim nhanh đổ mồ hôi và hồi hộp.
- Suy giáp: Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone dẫn tới các biểu hiện như mệt mỏi, táo bón, khô da và trầm cảm, ở trẻ em gây chậm phát triển.
- Suy tuyến yên: Tình trạng tuyến yên tiết ra ít hoặc không có hormone.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Việc sản xuất quá mức androgen gây cản trở sự phát triển của trứng và sự rụng trứng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây Vô sinh ở nữ giới.
- Dậy thì sớm: Do các tuyến nội tiết báo hiệu cho cơ thể giải phóng hormone Tình dục quá sớm.
5. Xét nghiệm nội tiết là gì?
Xét nghiệm nội tiết nam, nữ gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, nhằm đánh giá sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục, khả năng sinh con. Như ở nữ giới sẽ kiểm tra hoạt động và khả năng dự trữ noãn ở buồng trứng. Từ đó đánh giá được rối loạn nội tiết, nguy cơ vô sinh, chức năng sinh sản để điều chỉnh phù hợp.
Với nam giới, hệ nội tiết sinh dục gồm nhiều chất, song xét nghiệm và đánh giá 4 loại chủ yếu là Testosterone, FSH, LH và Androgen. 4 chất này có vai trò điều hòa, đảm bảo hoạt động của hệ hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn, giúp quá trình sinh tinh diễn ra bình thường. Sự tăng, giảm bất thường các nội tiết tố này cảnh báo nguy cơ rối loạn sinh tinh, thụ thai kém. Vì thế, xét nghiệm nội tiết nam dựa trên các chỉ số nội tiết tố để đánh giá chính xác sức khỏe nam giới.
6. Một số xét nghiệm nội tiết tố nam
Xét nghiệm Testosterone
- Testosterone là một hormone đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản và tình dục ở nam giới như: kích thích ham muốn, tăng khoái cảm,… Xét nghiệm Testosterone khá đơn giản, thực hiện giống như xét nghiệm máu thông thường, nhưng thường làm vào buổi sáng khi lượng hormone cao nhất.
- Trước khi xét nghiệm, nam giới cần ngưng uống bất cứ loại thuốc điều trị nào có thể ảnh hưởng đến lượng Testosterone trong máu. Tùy theo triệu chứng, biểu hiện lâm sàng mà bác sỹ sẽ đưa ra biện pháp thăm khám phù hợp. Xét nghiệm có thể thực hiện lại để đánh giá tình trạng hormone trong cơ thể chính xác hơn.
Kết quả xét nghiệm Testosterone:
- Nồng độ Testosterone bình thường: khoảng từ 300 - 1000 ng/dl.
- Nồng độ Testosterone thấp hơn mức bình thường: gây giảm hứng thú tình dục, mệt mỏi, vô sinh, rối loạn cương cứng dương vật, giảm năng lượng hoạt động,…
Xét nghiệm FSH
- Xét nghiệm chỉ số này dùng để phân biệt giữa suy sinh dục có hoặc không kèm suy hạ đồi với cường hạ đồi. Tất cả nam giới không có tinh trùng, hoặc không tìm ra nguyên nhân của vấn đề suy sinh tinh đều cần thực hiện xét nghiệm FSH. Vẫn có trường hợp chỉ số FSH bình thường, nguyên nhân do sinh tinh bị ngưng trệ, không có tinh trùng trưởng thành.
Kết quả xét nghiệm FSH:
- Chỉ số FSH bình thường: 2 - 12 mIU/ml.
- Chỉ số FSH cao: Tinh hoàn không đáp ứng tốt với kích thích do nội tiết hướng sinh dục tạo ra. Quá trình sinh tinh bị tổn thương nên tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng.
- Chỉ số FSH thấp: là nguyên nhân gây suy hạ đồi, tuyến yên.
- Cùng với xét nghiệm LH, định lượng FSH giúp đánh giá chức năng tuyến sinh dục - trục dưới đồi ở nam giới, cụ thể để chẩn đoán: bệnh bẩm sinh với bất thường nhiễm sắc thể, tình trạng vô sinh, giảm chức năng sinh dục, rối loạn tuyến sinh dục, vùng dưới đồi, tuyến yên.
Xét nghiệm Estradiol
- Estradiol là 1 hormone Estrogen có hoạt lực mạnh nhất, sản xuất tại tinh hoàn, tuyến thượng thận ở nam giới. Xét nghiệm Estradiol thường dùng để đánh giá khi bé gái hoặc trai có vấn đề về dậy thì.
Kết quả xét nghiệm Estradiol:
- Chỉ số bình thường ở nam giới: 28 - 156 pmol/l.
- Estradiol tăng hơn mức bình thường: dậy thì sớm ở trẻ, hoặc do tình trạng nữ hóa tuyến vú ở nam giới, rối loạn cương dương.
- Estradiol giảm có thể do suy tuyến sinh dục hoặc dậy thì muộn.
Xét nghiệm Prolactin
- Định lượng Prolactin cũng là xét nghiệm nội tiết quan trọng, nhằm định hướng chẩn đoán vấn đề bất thường tại hệ sinh dục. Kết hợp với các xét nghiệm khác, xét nghiệm Prolactin dùng để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh, tình trạng vô tình, chứng vú to hay Rối loạn cương dương ở nam giới.
- Kết quả xét nghiệm Prolactin ở nam giới bình thường là 2 - 18 ng/ml. Nồng độ này không ổn định mà có thể thay đổi khác nhau ở từng giai đoạn, thời điểm.
- Nồng độ Prolactin cao có thể do: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chứng vú to, hoặc các bệnh lí ngoài sinh dục như u tuyến yên, suy giáp, căng thẳng kéo dài,... Ngược lại, Prolactin thấp khi nam giới bị ít tinh trùng, tinh trùng suy nhược, giảm chức năng tình dục.
7. Các xét nghiệm nội tiết tố nữ
Phụ nữ được khuyến cáo nên làm xét nghiệm nội tiết tố định kì, cách khoảng 1 - 2 năm để kiểm tra khả năng sinh sản cũng như hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Đặc biệt, những phụ nữ bị Mang thai khó, rối loạn kinh nguyệt, hay từng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm,… thì bắt buộc phải xét nghiệm thường xuyên.
Phụ nữ nghi ngờ có vấn đề về khả năng sinh sản, bị hiếm muộn, Sảy thai nhiều lần,… cũng cần làm các xét nghiệm nội tiết tố để đánh giá.
Khác với nam giới, xét nghiệm nội tiết nữ nhằm đánh giá khả năng dự trữ noãn, hoạt động của buồng trứng, theo dõi sự phát triển của nang noãn, chu kì rụng trứng. Đặc biệt, bác sỹ có thể biết được chỉ số hormone sinh sản, đánh giá nguy cơ vô sinh do vấn đề về dự trữ buồng trứng và can thiệp rụng trứng.
Các xét nghiệm nội tiết nữ bao gồm:
Xét nghiệm Prolactin
- Prolactin là hormone giữ vai trò duy trì khả năng sinh sản với tác dụng ức chế hormone sinh sản kích thích nang FSH và hormone bài tiết GnRH. Hai hormone này đều giữ vai trò kích hoạt sự rụng trứng, đảm bảo trứng hình thành và trưởng thành. Nếu hàm lượng hormone Prolactin cao sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng.
Xét nghiệm AMH
- Hormone AMH (Anti Müller Hormone) được các tế bào trong nang buồng trứng sản xuất. Đây là một kích thích tố, ảnh hưởng đến khả năng dự trữ và cung cấp trứng của buồng trứng. Chỉ số AMH thấp cũng phản ánh nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
Xét nghiệm FSH
- Hormone FSH chịu trách nhiệm chính là kích thích sản xuất trứng. Nồng độ hormone này cao dẫn tới khả năng dự trữ buồng trứng thấp, gây hội chứng buồng trứng đa nang.
Xét nghiệm LH
- Xét nghiệm hormone LH cần thực hiện vào ngày thứ 2 - 3 của chu kì kinh nguyệt. Đây là một trong những hormone nội tiết tố quan trọng nhất của quá trình sinh sản. Nồng độ LH bất thường sẽ tác động đến quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyên, tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, vô sinh,…
Xét nghiệm Estrogen
- Estradiol (E2) hay Estrogen là hormone sinh dục nữ đặc biệt quan trọng, điều tiết quá trình sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng là nguồn tiết estrogen để kích hoạt chu kỳ sinh sản. Do đó, xét nghiệm đo Hormone này cũng thường làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ kinh nguyệt
Xét nghiệm Progesteron
- Xét nghiệm Progesteron sử dụng để đánh giá phụ nữ gặp vấn đề kinh nguyệt hoặc mang thai, giúp bác sỹ có thể biết được có bất thường về rụng trứng. Biết được khả năng rụng trứng hay nguyên nhân mang thai, phụ nữ có thể lựa chọn điều trị khắc phục. Ngoài ra, nếu thai phụ bị nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, hoặc nguy cơ sảy thai, thai nhi phát triển không bình thường, xét nghiệm Progesteron cũng được chỉ định.
Xét nghiệm Testosteron
- Nồng độ Testosteron quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe ở cả nam giới và nữ giới. Với nữ giới, xét nghiệm Testosteron được dùng để chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra tình trạng: vô sinh, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều, tăng trưởng lông và các đặc điểm nam tính bất thường ở phụ nữ.
Bệnh viện đa khoa An Việt đang có chương trình Khám TUYẾN_GIÁP và SIÊU_ÂM hoàn toàn Miễn_Phí với Tiến sĩ, Bác sĩ, Lê Phong: Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).
Để phục vụ cho Bệnh nhân, Tiến sỹ Lê Phong sẽ khám trực tiếp tại Bệnh Viện An Việt số 1E Trường Trinh, Hà Nội vào tất cả các buổi sáng từ thứ 2 tới thứ 7
Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch khám & siêu âm MIỄN PHÍ
Liên hệ hotline: 038 893 2736