Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

07/06/2021
Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

ADHD là viết tắt của " attention deficit hyperactivity disorder - rối loạn tăng động giảm chú ý”. Các triệu chứng thường bắt đầu khi trẻ 4 tuổi và có thể thay đổi theo thời gian. Trẻ em thường tiếp tục biểu hiện triệu chứng khi ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc người lớn.

1.Tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

ADHD là tình trạng khiến trẻ khó ngồi yên, khó chú ý hoặc khó đưa ra quyết định đúng. ADHD thường bắt đầu trong thời thơ ấu. ADHD có thể khiến trẻ gặp rắc rối ở trường, ở nhà hoặc với bạn bè.

ADHD phổ biến ở trẻ trai hơn trẻ gái. Không có cách chữa trị ADHD, nhưng các phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp cải thiện các triệu chứng và hành vi của trẻ.

2.Các triệu chứng của ADHD là gì? Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý - ảnh 1

Trẻ tăng động là triệu chứng của ADHD

Trẻ bị ADHD có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau:

● Tăng động, còn được gọi là "hiếu động": Trẻ có thể gặp khó khăn khi ngồi yên hoặc chơi yên lặng.

● Hấp tấp, bồng bột: Trẻ có thể làm gián đoạn người khác hoặc làm mọi việc mà không suy nghĩ.

● Khó chú ý: Trẻ có thể hay quên, mất đồ hoặc gặp khó khăn khi hoàn thành một việc.

3.Có Xét nghiệm chẩn đoán ADHD không?

Không có Xét nghiệm chẩn đoán. Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị ADHD, bạn nên đến các trung tâm Tâm lý nhi. Trẻ sẽ được hỏi về các triệu chứng và hành vi của trẻ ở nhà và ở trường. Để tìm hiểu về hành vi của con bạn ở trường, bạn sẽ cần hỏi giáo viên của trẻ.

Bác sĩ có thể chẩn đoán ADHD khi các triệu chứng của trẻ:

● Được nhìn thấy ở hơn 1 nơi, ví dụ, triệu chứng đồng thời xảy ra ở nhà và ở trường.

● Kéo dài ít nhất 6 tháng

● Bắt đầu trước 12 tuổi

● Ảnh hưởng đến tình bạn hoặc việc học của trẻ.

Nhiều bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ADHD. Ví dụ, trẻ gặp khó khăn trong việc đọc cũng có thể gặp khó khăn ở trường. Bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của con bạn.

4.ADHD có cần điều trị không? Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý - ảnh 2

Trẻ bị ADHD cần được điều trị nếu không điều trị có thể dẫn tới trầm cảm

Hầu hết bác sĩ khuyên rằng nên điều trị ADHD. Trẻ em bị ADHD không được điều trị gặp khó khăn ở trường, bị trầm cảm hoặc gặp tai nạn.

5.ADHD được điều trị như thế nào?

ADHD được điều trị theo những cách khác nhau. Điều trị có thể cải thiện các triệu chứng và giúp trẻ học tốt hơn ở trường, ở nhà và với bạn bè. Trẻ bị ADHD có thể có 1 hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

5.1 Thuốc

  • Các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau để giúp trẻ chú ý và tập trung tốt hơn.
  • Các loại thuốc có thể sử dụng: thuốc kích thích (methylphenidate, amphetamines), thuốc không kích thích atomoxetine. Thuốc có hiệu quả sau 30-40 phút sau khi dùng, trừ Atomoxetine thay đổi hành vi trẻ sau 1 tuần.
  • Thuốc thường rất hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng ADHD, nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ (không cảm thấy đói, rối loạn giấc ngủ, sụt cân..). Hãy cho bác sĩ biết nếu con bạn có bất kỳ vấn đề nào khi dùng thuốc ADHD. Một số trẻ cần thử nhiều hơn 1 loại thuốc để tìm ra loại thuốc phù hợp.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc kích thích phụ thuộc vào tình trạng của trẻ. Trao đổi với bác sĩ của con bạn về những rủi ro và lợi ích của việc ngừng điều trị.

5.2 Điều trị hành vi

Bạn có thể cải thiện hành vi của con mình bằng cách thay đổi tại nhà. Chẳng hạn, bạn có thể lập một danh sách hoạt động cho con mỗi sáng để bé nhớ những việc cần làm. Hoặc bạn có thể cho con giữ đồ dùng ở cùng một chỗ để bé không bị mất.

Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý - ảnh 3
ĐIều trị ADHD bằng các loại thuốc khác nhau để giúp trẻ chú ý và tập trung tốt hơn

5.3 Thay đổi ở trường

Giáo viên có thể thay đổi lớp học để giúp trẻ mắc ADHD học tốt hơn ở trường. Ví dụ, một giáo viên có thể viết ra bài tập về nhà mỗi ngày để trẻ không quên. Hoặc một giáo viên có thể cho phép trẻ có thêm thời gian để hoàn thành việc ở trường. Phụ huynh nên làm việc với giáo viên và nhà trường để tạo ra một "kế hoạch trường học" phù hợp với con mình. Hãy nhớ rằng một kế hoạch trường học có thể cần phải thay đổi theo thời gian khi một đứa trẻ lớn hơn hoặc nếu các triệu chứng thay đổi.

Một số trẻ bị ADHD cũng có những vấn đề khác. Có thể bao gồm vấn đề học tập, lo lắng hoặc khó ngủ. Điều quan trọng là làm việc với bác sĩ của con bạn để điều trị những vấn đề này nếu cần. Đôi khi, điều này thậm chí có thể giúp cải thiện các triệu chứng ADHD.

Bạn có thể nghe hoặc đọc về các phương pháp điều trị ADHD bao gồm vitamin hoặc chế độ ăn kiêng. Chưa có nghiên cứu rõ ràng về các biện pháp này giúp cải thiện triệu chứng. Kiểm tra với bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào.

6. Người lớn có thể được chẩn đoán mắc ADHD?

ADHD có thể di truyền trong gia đình. Một số người lớn phát hiện ra rằng họ bị ADHD chỉ sau khi con họ được chẩn đoán mắc bệnh này. Ví dụ, một người đàn ông có thể thấy rằng anh ta có các triệu chứng giống như con trai mình. ADHD cũng có thể khiến người lớn gặp rắc rối trong công việc hoặc với các mối quan hệ.

Nếu bạn là người lớn và nghi ngờ rằng bạn bị ADHD, hãy trao đổi với bác sĩ về việc điều trị.