Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi túi mật

30/10/2020
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi túi mật

Sỏi mật là tình trạng lắng đọng của dịch mật ở trong và ngoài gan, nằm trong túi mật và dưới gan. Nếu sỏi chỉ nằm trong túi mật, nó được coi là lành tính và không gây triệu chứng đau đớn. Ngược lại nếu các hạt sỏi di chuyển trong niêm mạc túi mật thì sẽ làm tắc đường mật, gây ứ đọng dịch mật nguy hiểm. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nam giới. Những người có bệnh tiểu đường, béo phì, phụ nữ Mang thai có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn người bình thường.

1. Sỏi túi mật là bệnh gì?

Sỏi túi mật là những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Sỏi túi mật có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát (sỏi bùn) hoặc lớn như một quả bóng golf và chúng có thể mềm hoặc rắn. Bạn có thể có một hoặc rất nhiều Sỏi mật trong túi mật. Bệnh sỏi túi mật cũng có thể mang tính di truyền.

Những ai thường mắc phải bệnh sỏi túi mật?

Sỏi túi mật rất phổ biến: có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi túi mật hơn vì sự ảnh hưởng của Estrogen (hormone nữ) lên quá trình tạo mật. Những người thừa cân hoặc đang cố gắng giảm cân nhanh chóng cũng có khả năng bị sỏi túi mật. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi túi mật.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi túi mật là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi túi mật, trong đó có 2 nguyên nhân chính sau:

Mật của bạn chứa quá nhiều cholesterol. Thông thường, mật của bạn có đủ chất để hòa tan cholesterol do gan bài tiết. Nhưng nếu gan đào thải cholesterol nhiều hơn khả năng hòa tan của mật, phần cholesterol dư thừa có thể hình thành nên các tinh thể và cuối cùng thành sỏi túi mật.

Mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất được tạo ra khi cơ thể của bạn phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý làm cho gan sản xuất quá nhiều bilirubin như xơ gan, nhiễm trùng đường mật… Phần Bilirubin dư thừa góp phần hình thành nên sỏi túi mật.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:

  • 60 tuổi trở lên
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Mang thai
  • Chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol nhưng lại ít chất xơ
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật
  • Mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng gan, xơ gan
  • Dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc tránh thai, thuốc có chứa Estrogen (các loại thuốc điều trị nội tiết)

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi túi mật - ảnh 1

3. Các triệu chứng của căn bệnh sỏi mật

Tùy vào thể trạng mỗi người mà triệu chứng của sỏi mật không giống nhau. Vị trí sỏi nằm trong túi mật khác nhau cũng có thể dẫn tới những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định các triệu chứng của bệnh Sỏi mật khá nguy hiểm. Bệnh nhân cần lưu ý 4 triệu chứng sau.

  • Đau bụng ở vùng thượng vị hoặc mạn sườn bên phải. cơn đau xuất hiện sau khi bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ. Có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ phụ thuộc vào vị trí sỏi mật.
  • Vàng da: dịch mật ứ đọng tạo sỏi và tiết ra nhiều sắc tố vàng ngấm vào máu, khiến cho người bệnh bị vàng da, vàng mắt.
  • Rối loạn tiêu hóa: bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và ói nhiều, bị chậm tiêu, chướng bụng, chán ăn, ngán đồ nhiều mỡ. Triệu chứng tương tự các bệnh dạ dày nên bệnh nhân cần đi khám để xác định tên bệnh.
  • Sốt cao đến 38 - 39 độ kèm theo đau bụng, ra nhiều mồ hôi. Cũng có người Sốt nhẹ nhưng lại kéo dài.

4. Các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh sỏi mật

Nếu không điều trị căn bệnh này kịp thời, sỏi mật sẽ khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau đớn kéo dài và dẫn tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chức năng của túi mật. Những biến chứng khó lường của bệnh sỏi mật mà bạn cần phải đề phòng chính là:

Viêm mủ đường mật

Khi bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ, sỏi mật sẽ có thể bị nhiễm trùng đường mật, tạo các ổ áp xe trong gan. Tình trạng này sẽ dẫn tới viêm mủ đường mật vô cùng nguy hiểm cho chức năng của gan mật. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và đã bị xơ gan, suy thận, áp xe gan từ trước đó.

Viêm túi mật cấp

Biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh sỏi mật chính là đây. Khi dịch mật tích tụ và bị tắc, túi mật nhiễm vi khuẩn thứ cấp và ăn sâu vào hủy hoại túi mật, hay hoại tử, rò dịch mật, thậm chí có thể tử vong.

Viêm tụy cấp

Các hạt sỏi mật không những gây tắc nghẽn đường lưu thông của dịch mật mà còn ngăn không cho dịch tụy đi xuống đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bệnh nhân sỏi mật có thể bị viêm tụy cấp, gây tổn thương tuyến tụy và nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường.

5. Phòng ngừa Sỏi túi mật

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi túi mật?

Sỏi túi mật có thể được hạn chế nếu bạn duy trì cân nặng bình thường. Bạn cũng nên giảm ăn chất béo, đạm và bổ sung nhiều chất xơ để giảm cholesterol. Vận động nhiều và tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn không chỉ kiểm soát bệnh sỏi túi mật của mình mà còn giảm nguy cơ bị các bệnh về Tim mạch và tiêu hóa khác.

Sỏi túi mật là một bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc sỏi túi mật bằng cách giảm cân, ăn ít chất béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây để giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nếu như sỏi túi mật gây đau và có chỉ định phẫu thuật, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay đa số trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là một phương pháp điều trị ngoại khoa an toàn và ít đau đớn. Người bệnh sau khi được phẫu thuật có thể xuất viện ngày hôm sau. Nếu bạn có thắc mắc thêm về bệnh của mình, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để biết thêm thông tin về bệnh.

Căn bệnh sỏi mật có những dấu hiệu bệnh và biến chứng rất khó lường, chính vì vậy mà không thể không nói đây là một bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên khám ngay để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp