Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dạ dày có nguy hiểm không?

21/06/2021
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dạ dày có nguy hiểm không?

Vi trùng H. pylori là tác nhân gây ra các bệnh lý dạ dày ở người, tuy nhiên chỉ có một số ít người bị nhiễm H. pylori trong dạ dày là có bệnh. Khoảng 80% số người bị nhiễm vi trùng H. pylori trong dạ dày không có triệu chứng hoặc biến chứng, khoảng 10-15% sẽ có loét dạ dày tá tràng và chỉ 1-3% sẽ xuất hiện ung thư dạ dày sau quá trình viêm nhiễm do H. pylori gây ra trong hơn chục năm ở dạ dày.

1. Thực trạng mắc vi khuẩn HP hiện nay

Helicobacter pylori (H. pylori) là vi khuẩn hình xoắn ốc được tìm thấy trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. H. pylori được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Do hiểu biết về ảnh hưởng của vi trùng HP lên sức khỏe con người trong người dân chưa thật đúng, dẫn đến những lo lắng quá mức cần thiết khi chỉ ở dạng mang trùng không triệu chứng, hoặc thờ ơ khi nguy cơ phát triển ung thư đã đến gần. Nhiều người đổ xô đi xét nghiệm xem có bị nhiễm vi trùng HP hay không và lo lắng khi biết mình có kết quả dương tính.

Nhiễm trùng H. pylori ở dạ dày có thể được xem là bình thường, bởi vì hơn một nửa nhân loại sống trên hành tinh này có vi trùng H. pylori trong dạ dày. Tại các nước nghèo, tỉ lệ người dân bị nhiễm trùng còn cao hơn. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi trùng H. pylori trong trong dân số lên đến 75%. Gần như tất cả các trường hợp bị nhiễm H. pylori đều bị Viêm dạ dày mãn tính trên xét nghiệm mô học, tuy nhiên hầu hết vẫn là không có triệu chứng. Đa số người lớn bị nhiễm H. pylori là do bị nhiễm trong thời kỳ trẻ em và H. pylori sẽ tồn tại đến cuối đời nếu không được điều trị.

Nhiễm khuẩn H. pylori trong dạ dày rất phổ biến trên thế giới. Hơn 80% người bị nhiễm H. pylori không gây triệu chứng hay biến chứng, chỉ có một tỉ lệ nhỏ người bị nhiễm H. pylori trong dạ dày là có các hậu quả bệnh tật nghiêm trọng cần được điều trị và theo dõi.

Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dạ dày có nguy hiểm không? - ảnh 1
Hơn 80% người bị nhiễm H. pylori không gây triệu chứng hay biến chứng

2. Vi trùng H. pylori gây ra những bệnh gì ở người?

Vi trùng HP gây ra các bệnh lý sau ở người:

3. Triệu chứng nhiễm H. pylori

Người lớn và cả trẻ em nhiễm H. pylori thường không có triệu chứng gì cả, ngay cả khi H. pylori gây viêm dạ dày ở mức độ có thể nhận thấy bằng mắt thường qua nội soi thì cũng không có triệu chứng. Khi H. pylori gây ra triệu chứng, thì thường đó là triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.Ở trẻ em triệu chứng của Viêm dạ dày thường là buồn nôn, nôn ói và đau ở vùng bụng trên. Tuy vậy những triệu chứng này cũng có ở những bệnh lý khác.Ở trẻ lớn và người lớn triệu chứng của Loét dạ dày là cảm giác cồn cào, nóng rát và đau vùng bụng trên, vùng giữa bờ sườn và trên rốn. Đau tăng lên khi đói và giảm đi khi ăn, khi uống sữa hoặc uống các thuốc trị dạ dày như Phosphalugel. Ổ loét cũng có thể không có triệu chứng rõ và khó chẩn đoán nếu không được nội soi.

Loét dạ dày cũng có thể gây biến chứng chảy máu dạ dày, có biểu hiện như ói ra máu, đi tiêu ra phân đen như bã cà phê. Ổ loét mạn tính kéo dài nhiều năm có thể làm thành Sẹo xơ gây hẹp môn vị.

4. Đối tượng nào cần điều trị tiệt trừ vi trùng H. pylori

Trong việc điều trị tiệt trừ vi trùng H. pylori ở người, có những chỉ định đã rõ ràng vì khoa học đã có bằng chứng khẳng định lợi ích của việc điều trị diệt trừ. Bên cạnh đó, có những chỉ định mà các nhà y học vẫn đang bàn cãi, chưa có sự thống nhất ý kiến hoặc cần chờ đợi thêm bằng chứng khoa học về lợi ích của việc diệt trừ. Các chỉ định điều trị diệt trừ vi trùng H. pylori sau đã được đề xuất:

  • Loét dạ dày, loét tá tràng.
  • Tiền sử bị loét dạ dày, tá tràng.
  • Lymphoma niêm mạc dạ dày.
  • Sau khi cắt ung thư dạ dày sớm.
  • Người có quan hệ huyết thống bậc 1 với người bị ung thư dạ dày.
  • Viêm toàn bộ dạ dày hoặc viêm vùng thân vị do vi trùng HP.
  • Rối loạn tiêu hóa không loét.
  • Cần dùng Aspirin lâu dài, dùng NSAID lâu dài để điều trị bệnh khớp và tim mạch.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột niêm mạc dạ dày.
  • Viêm thực quản trào ngược đòi hỏi cần dùng PPI lâu dài.
  • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
  • Ban xuất huyết Giảm tiểu cầu vô căn.
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dạ dày có nguy hiểm không? - ảnh 2
Người bệnh nhiễm vi trùng H. pylori nên tham gia chương trình tầm soát ung thư dạ dày

Những trường hợp bị nhiễm vi trùng HP nhưng không có chỉ định điều trị, người bị nhiễm cần tham gia chương trình tầm soát ung thư dạ dày khi đến tuổi 40-50 tuổi.

Có thể khi nội soi để tầm soát ung thư dạ dày ở tuổi 40-50 tuổi lại phát hiện ra các tổn thương mới ở dạ dày, dẫn đến việc Bác sĩ quyết định cho người bệnh điều trị tiệt trừ, mạc dù trước đó 10-20 năm về trước Bác sĩ yêu cầu không cần điều trị.

Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa (thực quản - dạ dày - đại tràng) của bệnh viện Vinmec kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để đem lại kết quả chính xác nhất có thể. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được hướng dẫn:

  • Khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu (có hẹn)
  • Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng với máy nội soi NBI có gây mê
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)
  • Xét nghiệm thời gian prothrombin bằng máy tự động
  • Xét nghiệm thời gian thrombin bằng máy tự động
  • Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hoá (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) bằng máy tự động
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát