Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B

Viêm gan B rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cả về đời sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội. Vậy những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B mà mọi người lên biết
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh có 2 quá trình diễn biến là cấp tính và mãn tính. Bệnh viêm gan B cấp tính thường mắc phải sau 6 tháng kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Người lớn có sức đề kháng tốt bị nhiễm HBV có khả năng tự khỏi và tạo miễn dịch với bệnh. Bệnh viêm gan B mạn tính thường do nhiễm HBV kéo dài cả đời, kèm theo các yếu tố tác động không tốt đến gan ( rượu, bia, thức ăn bẩn,...) sẽ biểu hiện thành bệnh. Việc bị nhiễm viêm gan B mạn tính hay không có phụ thuộc vào độ tuổi lúc bạn bị nhiễm. Có khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV sẽ diễn biến mạn tính, ngược lại chỉ có 5% đối với người lớn. Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, có thể gây tử vong.

2. Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B

2.2. Viêm gan B phổ biến đến mức nào ở Việt Nam?

Viêm gan B có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Trong số những người hiến máu lần đầu ở tuổi từ 18 - 60 tuổi, tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%

2.3. Viêm gan B lây truyền như thế nào?

  • Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
  • Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động Tình dục cùng giới hoặc khác giới.
  • Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
  • Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
  • Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B."Nhiều người mắc bệnh về gan siêu vi B mà không biết hoặc hiểu sai nguyên nhân gây bệnh" Tưởng lây qua đường ăn uống!

2.4. Triệu chứng của viêm gan B?

Tùy thuộc vào sức đề kháng và lối sống của mỗi người mà biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Nhiều người sống chung với virus 20 năm mà không có vấn đề gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị virus xâm nhập ít nhiều gan cũng sẽ bị tổn thương, các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, đau khớp và Vàng da vàng mắt.

2.5. Làm sao để biết mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không?

Xét nghiệm máu là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất. Thông qua xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chính xác trên các xét nghiệm.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B - ảnh 1
Thông qua xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chính xác trên các xét nghiệm

2.6. Những ai cần xét nghiệm kiểm tra viêm gan B và vì sao?

  • Phụ nữ Mang thai là đối tượng cần được xét nghiệm sàng lọc HBV. Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện tình trạng sức khỏe của thai phụ và dự phòng sớm viêm gan B cho con.
  • Thành viên trong gia đình và người đã có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B.
  • Người sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao.
  • Những người bị một số bệnh như HIV, phải điều trị hóa học hoặc lọc máu.
  • Nhân viên y tế, những người tiếp xúc với khối lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B hàng ngày, đặc biệt là điều dưỡng.
  • Những người thuộc giới tính thứ 3.

Tất cả các đối tượng trên đều có nguy cơ cao nên cần được làm xét nghiệm kiểm tra. Nếu không dương tính sẽ được tiêm vacxin dự phòng bệnh.

2.7. Điều trị viêm gan B như thế nào?

Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất Dinh dưỡng là cách thức tốt nhất để duy trì sức khỏe với người bị viêm gan B. Một số trường hợp nặng sẽ phải nhập viện điều trị.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B - ảnh 2
Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe

Đối với người bị viêm gan B mạn tính, việc Xét nghiệm chức năng gan định kỳ là một việc làm cần thiết để theo dõi sức khỏe. Tại Vinmec, khách hàng có thể lựa chọn CHƯƠNG TRÌNH KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT định kỳ để có được sự đánh giá toàn diện qua các kết quả xét nghiệm, siêu âm hoặc các gói khám SÀNG LỌC GAN MẬT chuyên sâu để tầm soát sức khỏe của bản thân xem mình có bị mắc viêm gan B hoặc có triệu chứng viêm gan cũng như các bệnh lý khác.

2.8. Bệnh viêm gan B có thể dự phòng được không?

Câu trả lời là có. Cách dự phòng tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh . Hiện nay các vacxin là an toàn, bạn có thể chọn các trung tâm dự phòng uy tín để được tiêm phòng viêm gan B kịp thời và hiệu quả.

2.9. Viêm gan B ảnh hưởng đến thai Nhi như thế nào?

Bà mẹ Mang thai bị mắc viêm gan B có khả năng lây bệnh cho con. May mắn là việc lây truyền bệnh có thể được dự phòng bằng cách tiêm vacxin phòng viêm gan B trong vòng 12 giờ ngay sau khi đứa bé ra đời. Ngoài ra, nếu bà mẹ được phát hiện viêm gan B sớm có thể và tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét việc có cần điều trị thuốc kháng virus để dự phòng lây cho con lúc sinh sau này không.

2.10. Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B?

Một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lá gan của bạn, cụ thể là giảm quá tải cho gan trong việc thải độc, tạo điều kiện để tái tạo tổ chức và ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan. Mỗi giai đoạn bệnh lại có chế độ ăn khác nhau, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bạn tại thời điểm đó.

2.11. Đang bị Viêm gan siêu vi có nên chích ngừa không?

Khi bạn đang nhiễm siêu vi gan B thì không chủng ngừa viêm gan siêu vi B được. Trong trường hợp này chủng ngừa không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có lợi gì cho bạn. Bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B chỉ dành cho những người không nhiễm, nhằm mục đích tạo ra kháng thể là chất bảo vệ đối với siêu vi gan B để cơ thể không bị viêm gan siêu vi B.

2.12. Khi biết nhiễm viêm gan siêu vi phải làm gì?

Người lành mang siêu vi: thường không cần điều trị, chỉ nên theo dõi định kỳ 6 tháng / lần.

Lưu ý là những người này vẫn có khả nang lây truyền siêu vi cho người khác, nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

  • Viêm gan siêu vi:Chủ yếu là nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng.
  • Một số thuốc đặc trị hiện đang được sử dụng: Lamivudine, Adefovir Dipivoxil, Emtricitabine (FTC), Tenofovir Disoproxil Fumarate, Entecavir, Per-interferon… với viêm gan siêu vi B; Ribavirin, Per-interferon… với viêm gan siêu vi C.

Nguồn tổng hợp: pasteur.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung