Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư những điều cần biết

22/06/2021
Hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư những điều cần biết

Hóa trị liệu là một trong những vũ khí chính để điều trị bệnh ung thư cùng với phẫu thuật, xạ trị, nội tiết, miễn dịch, sinh học... Chỉ định hóa trị phụ thuộc vào loại bệnh lý ung thư, giai đoạn bệnh, mục đích điều trị...

1. Mục đích của hóa trị liệu

  • Để điều trị bệnh ung thư
  • Làm khối u chậm phát triển
  • Làm giảm bớt kích thước u tạo thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Làm giảm bớt triệu chứng (chẳng hạn như đau)
  • Diệt các tế bào mức vi thể sau khi khối u được phẫu thuật lấy bỏ (còn được gọi là điều trị bổ trợ), điều trị bổ trợ này có thể giúp đề phòng bệnh tái phát.
Hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư những điều cần biết - ảnh 1
Hóa trị liệu làm khối u chậm phát triển

2. Các thuật ngữ dùng trong hóa trị

Hóa trị bổ trợ: Hóa trị liệu nhằm diệt nốt các tế bào còn sót lại trong cơ thể sau khi khối u đã được phẫu thuật lấy bỏ, giúp đề phòng bệnh tái phát.

Hóa trị tân bổ trợ: được sử dụng trước phẫu thuật nhằm làm giảm bớt kích thước u, bệnh nhân tránh được một phẫu thuật cắt bỏ quá rộng rãi.

Hóa trị tấn công: chủ yếu được sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh Ung thư máu cấp, dành cho giai đoạn điều trị tấn công.

Hóa trị củng cố: một khi hóa trị tấn công trước đó đã đạt được sự thoái lui của bệnh, hóa trị củng cố nhằm giữ thành quả đó.

Hóa trị duy trì: thường được sử dụng với liều thấp hơn nhằm kéo dài thời gian lui bệnh.

Hóa trị triệu chứng: là những phác đồ dành cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

3. Các đường dùng hóa chất

3.1. Thuốc dùng theo đường uống

  • Là những thuốc có thể hấp thu ở dạ dày hoặc dưới lưỡi. Chúng được bảo vệ bằng một lớp màng để rồi sẽ bị phá vỡ bởi dịch tiêu hóa trong dạ dày.
  • Có một số thuốc được bao bọc bởi một chất liệu đặc biệt giúp việc giải phóng thuốc diễn ra từ từ, nhằm đạt được hiệu quả kéo dài, cho phép khoảng cách giữa hai lần uống thuốc cách xa nhau.
  • Các thuốc chống nôn hay được sử dụng theo cách này và nhờ đó tránh được tình trạng mất thuốc khi bệnh nhân bị nôn.
  • Không thể dùng theo đường uống: bởi thuốc sẽ bị dịch tiêu hóa trong dạ dày làm mất tác dụng.
  • Một số thuốc khác lớp màng dạ dày và ruột không thể hấp thu và sẽ bị đào thải qua phân hoặc nước tiểu mà không phát huy được tác dụng.
  • Một số thuốc thô ráp, xù xì có thể làm xước niêm mạc dạ dày.
  • Một số thuốc khác vừa có thể dùng đường uống, vừa có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch.

3.2. Thuốc dùng theo đường tiêm dưới da

  • Dùng loại kim tiêm ngắn giống như khi tiêm Insulin cho bệnh tiểu đường. Với loại kim tiêm này, sau khi tiêm thuốc được đưa vào khoảng giữa da và cơ mà không đi quá sâu vào lớp cơ. Cách dùng này thường được sử dụng cho các thuốc dạng sản phẩm sinh học. Đối với bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp, cách tiêm này sẽ giúp người bệnh ít bị chảy máu hơn so với cách tiêm bắp.
Hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư những điều cần biết - ảnh 2
Thuốc hóa chất được dùng theo đường tiêm dưới da

3.3. Thuốc dùng theo đường tiêm bắp

  • Thuốc được đưa sâu vào lớp cơ với kim tiêm có kích thước lớn hơn đường dưới da giúp thuốc thấm sâu vào tổ chức cơ.
  • Đường dùng này giúp thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường uống nhưng chậm hơn đường dưới da, dưới lưỡi và đường tiêm tĩnh mạch.
  • Chỉ định cho các thuốc chống nôn.
  • Hầu hết các thuốc hóa chất lại không dùng đường này bởi vì thành phần hóa học của thuốc không cho phép.
  • Đường dùng này nên tránh những bệnh nhân bị hạ tiểu cầu vì dễ có biến chứng chảy máu.

3.4. Thuốc dùng theo đường tĩnh mạch

  • Cho phép thuốc được hấp thu rất nhanh vào tuần hoàn máu và đi vào khắp cơ thể.
  • Đây là đường dùng phổ biến nhất cho các thuốc hóa chất bởi vì hầu hết các thuốc hóa chất đều dễ dàng được hấp thu vào máu.
  • Thuốc có thể được truyền tĩnh mạch kéo dài trong vài giờ, vài ngày, thậm chí vài tuần.
  • Có thể dùng các “ túi” đựng thuốc với một chiếc van đặc biệt giúp kiểm soát lượng thuốc nhỏ đi vào cơ thể, được đưa trực tiếp vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc qua các catheter luồn vào tĩnh mạch, những catheter này có thể lưu giữ ven từ vài phút đến vài giờ, thậm chí vài tuần.
  • “ Buồng tiêm truyền” được chế tạo bằng những chất liệu đặc biệt, được luồn vào tĩnh mạch và đặt dưới da và có thể lưu giữ trong nhiều năm.

3.5. Các đường dùng hóa chất khác

  • Tủy sống: để thuốc vào được tới dịch Não tủy.
  • Màng bụng: dẫn thuốc vào khoang bụng, vùng xung quanh các cơ quan nội tạng nhưng lại không vào trong lòng dạ dày hay bất kỳ một cơ quan nào khác. Hiệu quả tại chỗ cao và đỡ độc cho cơ thể
  • Bàng quang: nên khuyên NB thay đổi tư thế khi làm kỹ thuật này để thuốc có thể láng đều các phía và nhịn đi tiểu ít nhất là 2 giờ. Áp dụng cho Ung thư bàng quang giai đoạn bề mặt, thể nông sau khi khối u đã được cắt bỏ
  • Màng phổi: được đưa vào màng phổi, khoang giữa phổi nhằm kiểm soát dịch màng phổi ác tính trong trường hợp dịch màng phổi quá nhiều gây chèn ép, khó thở. Kỹ thuật này có thể giúp màng phổi bị xơ hóa hoặc viêm dính, mang tính chất điều trị triệu chứng.
  • Thuốc được dùng tại chỗ: như dạng kem bôi trực tiếp vào vùng tổn thương trong bệnh ung thư da. Tuy vậy hiệu quả của phương pháp này còn hạn chế.
  • Thuốc được đưa vào qua động mạch: lựa chọn các động mạch nuôi dưỡng khối u để đưa thuốc trực tiếp vào đó.
Hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư những điều cần biết - ảnh 3
Dùng hóa chất trực tiếp vào vùng tổn thương trong bệnh ung thư da

4. Những yếu tố làm cơ sở để bác sĩ chọn phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân

Dựa vào tỷ lệ đáp ứng của từng phác đồ hứa hẹn mang lại kết quả điều trị cao nhất qua các nghiên cứu. Thí dụ một bệnh UT ở vào GD III khi được ĐT bằng phác đồ A sẽ cho tỷ lệ đáp ứng là 70%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 bệnh nhân điều trị sẽ có 70 người đạt được lùi bệnh và 30 người không đạt được lùi bệnh hoặc đạt rất ít.

Ngoài ra còn dựa vào khoảng thời gian bệnh ổn định từ lần điều trị trước (thí dụ lần này vào vi bệnh tái phát hay di căn sau 1 năm, 2 năm...). Có thể tại thời điểm này, phác đồ đã chọn là tốt nhất nhưng về sau nó lại không còn phù hợp với bệnh nhân đó nữa,

Dựa vào sức khỏe bệnh nhân: Hóa trị có nhiều độc tính nên sức khỏe của mỗi bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Một số phác đồ mạnh không thích hợp cho những bệnh nhân tuổi cao, có nhiều bệnh đi kèm.

Luôn phải cân nhắc giữa cái lợi của việc điều trị bệnh ung thư với cái hại mà hóa trị có thể gây ra cho người bệnh.

Đôi khi chỉ có thể chỉ định đơn trị liệu thay cho các phác đồ đa hóa chất. Đặt chất lượng sống của bệnh nhân lên hàng đầu.

5. Hóa trị kéo dài trong bao lâu?

Rất nhiều yếu tố quyết định thời gian điều trị chẳng hạn như loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, loại thuốc hóa chất, thời gian cần có để sức khỏe hồi phục sau mỗi lần điều trị...

Nhìn chung hóa trị thường được chia thành từng chu kỳ (hay còn gọi là từng đợt). Giữa các chu kỳ bệnh nhân sẽ có một khoảng nghỉ. Khoảng nghỉ này được quy định rất chặt chẽ cho từng phác đồ và được rút ra từ các nghiên cứu sao cho các tế bào lành của cơ thể đủ thời gian hồi phục những các tế bào ung thư lại chưa trỗi dậy.

Số chu kỳ hóa trị: tùy vào mục đích điều trị. Thí dụ khi mục đích điều trị là triệt để, hỗ trợ sau khi khối u đã được lấy bỏ, thường kéo dài từ 4-6 tháng như trong ung thư vú, đại tràng, tinh hoàn.

Trong bệnh Hodgkin hay u lympho không Hodgkin, ung thư máu, đôi khi việc điều trị cần kéo dài hàng năm.

6. Làm thế nào để biết hóa trị có hiệu quả ?

Đối với trường hợp hóa trị bổ trợ sau khi khối u đã được cắt bỏ thì hiệu quả của hóa trị chính là khoảng thời gian bệnh ổn định, bệnh không tái phát

Đáp ứng hoàn toàn: tất cả các tổn thương đều biến mất, không còn dấu hiệu gì của bệnh. Chỉ số sinh học trong giới hạn bình thường (nếu trước đó có tăng cao)

Đáp ứng một phần: khối u nhỏ lại một phần (thường trên 50% kích thước ban đầu). Các chỉ điểm sinh học (nếu có) có thể xuống thấp nhưng bệnh vẫn còn tồn tại.

Bệnh ổn định: khối u không thoái lui nhưng cũng không phát triển thêm, bệnh ổn định. Chỉ điểm sinh học (nếu có) thường không tăng, giữ nguyên hoặc giảm không đáng kể.

Bệnh tiến triển: Khối u tăng lên về kích thước hoặc xuất hiện thêm khối u ở vị trí khác. Chỉ điểm sinh học (nếu có) tăng cao

7. Một số tác dụng phụ

Mỗi một thuốc sẽ có tác dụng phụ khác nhau, ảnh hưởng tới một số các cơ quan, bảng dưới đây tổng hợp một số tác dụng phụ hay gặp

Cơ quanĐộc tínhCác thuốc liên quan
1. Tủy xương2. Đường tiêu hóaGiảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầuViêm miệng, ỉa chảy, liệt ruột, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóaHầu hết các thuốc chống UT, trừ Steroid, Bleomycin L-asparaginase Adriamycin Bleomycin, Methotrexate Actinomycin, 5 FU Methotrexate, 5-FU
3. Da, tóc4. Hệ thần kinh5. Suy timXạm da, rụng tócDị cảm, rối loạn tính cách, hành vi, tê bì đầu ngón tay, điếc, ngủ lịmHạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim (xảy ra muộn)Vincristine Taxotere Bleomycin Busulfan,Adriamycin Cyclophosphamide Actinomycin D Vincristine, Vinblastine Cisplatin,Vincristine L-asparaginase Adriamycin Daunomycin Paclitaxel

Hiện nay đã có rất nhiều những tiến bộ và nhiều thuốc mới được nghiên cứu, phát minh như liệu pháp miễn dịch điều trị, các thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc nhắm đích...nhưng hóa trị vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược điều trị