1. Cắt đại tràng phải là gì?
Đại tràng là một phần của ruột già, nằm ở đoạn cuối đường tiêu hóa nối tiếp với ruột non. Căn cứ trên cấu trúc giải phẫu, đại tràng tuy liên tiếp song cũng được chia ra làm 3 phần theo hướng đi và vị trí sắp xếp:
- Ở phía bên phải: Manh tràng, phần đại tràng lên dẫn đến đại tràng ngang.
- Ở phía bên trái: Phần đại tràng xuống đổ vào đại tràng sigma (chậu hông).
- Trực tràng: Phần đại tràng sigma tiếp nối với điểm cuối cùng của đường tiêu hóa.
Cắt đại tràng phải là lấy đi phần đại tràng lên và 1/3 đại tràng ngang, nhằm điều trị các bệnh lành tính cũng như ác tính ở đại tràng. So với mổ hở truyền thống, phẫu thuật bằng phương pháp mổ Nội soi cắt đại tràng có nhiều ưu điểm nổi bật hơn và ngày càng được ứng dụng nhiều trong y khoa.
Cắt đại tràng phải là phẫu thuật loại bỏ 10 - 15 cm hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên, nửa đại tràng ngang bên phải, cùng mạc treo tương ứng và lập lại lưu thông đường tiêu hóa. Nếu cắt 2/3 đại tràng ngang thì sẽ gọi là cắt đại tràng phải mở rộng. Phẫu thuật này được thực hiện nhằm điều trị các bệnh cả lành tính lẫn ác tính liên quan đến đại tràng.
1.1 Chỉ định
- Ung thư đại tràng, khối u giai đoạn tương đối sớm (T1, T2, T3)
- Bệnh lý viêm đại tràng chảy máu
- Túi thừa đại tràng phải
- Polyp đại tràng
- Lao hồi manh tràng
- Túi thừa đại tràng biến chứng
- Lồng ruột hoại tử
- Khối u mạc treo đại tràng
- Chẩn đoán tắc ruột do lao
- Ung thư và tiền ung thư
- Có khối u: Mổ nội soi cắt đại tràng phải thường áp dụng nhiều nhất cho các trường hợp u ở đại tràng từ van hồi- manh tràng đến đại tràng ngang.
1.2 Chống chỉ định
- Người bệnh có chống chỉ định bơm hơi ổ bụng.
- Ung thư giai đoạn muộn (u lớn xâm lấn tổ chức xung quanh, di căn xa).
- Khối u quá lớn, ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, đặc biệt là tá tràng, phúc mạc không có khả năng cắt bỏ.
- Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (ví dụ như suy tim, suy hô hấp).
2. Ưu, nhược điểm của phẫu thuật cắt đại tràng phải nội soi
2.1 Ưu điểm
- Không bị hạn chế tầm nhìn như truyền thống, hình ảnh chất lượng tối ưu với độ chính xác cao hơn
- Ít đau sau mổ
- Chức năng đại tràng phục hồi nhanh
- Sẹo mổ nhỏ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, đảm bảo thẩm mỹ
- Hồi phục sau mổ nhanh, thời gian nằm viện ngắn
- Nhanh chóng sinh hoạt lại bình thường
2.2 Nhược điểm
Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt U đại tràng nội soi nội soi ống mềm thì chỉ cho can thiệp với các khối u nhỏ dưới 2 cm.
3. Các biến chứng của cắt U đại tràng nội soi nội
Các biến chứng của cắt đại tràng phải nội soi có thể gồm:
- Chảy máu
- Cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và phổi (thuyên tắc phổi)
- Nhiễm trùng
- Tổn thương các cơ quan gần đại tràng như bàng quang và ruột non
- Chỉ khâu bị rách
4. Sau phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi nội cần lưu ý những gì?
- Bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, gần như thức ăn lỏng có thể tiêu hóa nhanh và dễ dàng vào những ngày trước mổ. Đôi khi bệnh nhân chỉ được uống nước (như nước trái cây, nước luộc thịt). Tất cả bệnh nhân đều chỉ được uống nước trong 24 giờ trước mổ và nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày mổ.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống được bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.
- Thường thì bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1-3 tuần sau mổ, nhưng để bình phục hẳn thì cần thời gian lâu hơn. Do đó, bệnh nhân cần tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần.
Phẫu thuật cắt đại tràng phải nội soi là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn, vết mổ nhỏ nhanh liền, nhanh hồi phục ít tổn thương các cơ quan lân cận đặc biệt bệnh nhân ít đau, chức năng đại tràng phục hồi nhanh đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.