1. Tìm hiểu phẫu thuật Nội soi thắt dạ dày điều trị béo phì
Thắt dạ dày điều trị Béo phì là sử dụng một đai dạ dày quấn quanh phần dạ dày của bệnh nhân để làm thể tích dạ dày giảm bớt. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật giúp chúng ta có cảm giác no sớm hơn và ăn ít lại. Do lượng thức vào dạ dày ít trong khi cơ thể vẫn cần năng lượng nên cơ thể sẽ huy động năng lượng từ mỡ để cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy cơ thể người bệnh sẽ tiêu hao được năng lượng và mỡ thừa giúp trọng lượng giảm nhanh chóng.
2. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật khi:
- Người bệnh có chỉ định thắt dạ dày chữa béo phì
- Giảm béo không thành công.
- Kiểm tra chỉ số BMI. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật khi chỉ số BMI lớn hơn 40 hoặc chỉ số BMI là 35 nhưng bệnh nhân đang bị các bệnh đái tháo đường, cholesterol cao, tăng huyết áp.
- Người thực hiện phẫu thuật thắt dạ dày phải từ độ tuổi 18 đến 60 tuổi.
- Phẫu thuật nội soi thắt dạ dày, là sự lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân đã áp dụng tất cả các biện pháp mà không hiệu quả đồng thời họ phải chịu đựng những căn bệnh do Béo phì gây nên như các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bị đau khớp..
Chống chỉ định chỉ định phẫu thuật khi:
- Bệnh nhân tim phổi nặng và có các bệnh lý có nguy cơ cao khi phẫu thuật.
- Một số bệnh Nội tiết như các bệnh về tuyến giáp, các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét thực quản, các bệnh viêm ruột, các vấn đề về rối loạn nhận thức, nghiện rượu,...
- Người cao tuổi sức khỏe yếu không đủ khả năng phẫu thuật.
3. Ưu điểm và nhược điểm phẫu thuật
Ưu điểm:
- Phẫu thuật nhanh chóng, thành công, nhanh phục hồi
- Phẫu thuật nội soi thắt dạ dày sẽ ngăn chặn được tình trạng béo phì của người bệnh
- Người bệnh hạn chế được việc ăn uống, ngày càng ăn ít giúp giảm béo dễ dàng hơn
- Vết mổ nhỏ, không gây chảy máu nhiều.
Nhược điểm:
- Chi phí phẫu thuật khá cao
- Nhiễm trùng, viêm nhiễm trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Mặc dù tỉ lệ này khá thấp nhưng vẫn là yếu tố nguy cơ đáng chú ý.
- Khi thực hiện thắt dạ dày, tác động đến quá trình hấp thụ Dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ diễn ra nhanh hơn so với những phương pháp giảm cân khác
- Dễ gây tổn thương đến các bộ phận xung quanh như ruột, bàng quang
- Căng thực quản, khó nuốt
4. Các bước thực hiện phẫu thuật
Trước khi bước và phẫu thuật người bệnh sẽ phải nhịn ăn tầm khoảng 6-7 tiếng , có thể uống nước. Người bệnh phải thông báo cho bác sĩ từng bị Dị ứng những loại thuốc nào, tiền sử đang có bệnh trong người và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước khi vào bàn mổ.
Phẫu thuật nội soi thắt dạ dày gồm các bước:
- Bước 1: Gây mê cho bệnh nhân
- Bước 2: Sau khi gây mê phẫu thuật viên sẽ rạch nhiều đường mổ nhỏ trên bụng bệnh nhân
- Bước 3: Phẫu thuật viên quan sát bên trong ổ bụng, tiến hành phẫu thuật
- Bước 4: Tạo đường dẫn phía sau dạ dày đưa vòng đai vào cột ở phần trên dạ dày để làm cho túi dạ dày trở nên nhỏ hơn.
- Bước 5: Đóng vết mổ.
5. Theo dõi sau phẫu thuật
- Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chăm sóc vết mổ, làm theo chỉ định của bác sĩ để vết mổ không bị nhiễm trùng
- Sử dụng thuốc kháng sinh vài ngày sau khi phẫu thuật
- Bệnh nhân sẽ ăn lỏng một đến hai tuần sau khi trung tiện, sau đó sẽ chuyển đến các đồ ăn mềm và đặc
- Sau khi hồi phục vết mổ bệnh nhân trở lại làm việc bình thường, nhưng tránh tác động mạnh lên cơ thể
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp bệnh nhân sớm hoạt động bình thường trở lại