Mục lục:

Phòng chống dịch Covid 19: Có nên tăng sức đề kháng bằng Vitamin và khoáng chất?

Bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do một chủng vi rút corona mới SARS-CoV-2 gây ra, được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12 năm 2019. Sau đó dịch bệnh nhanh chóng lây lan sang các nước xung quanh và các châu lục khác.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh lây nhiễm chính qua đường nào?

  • Lây nhiễm qua đường không khí thông qua việc người mắc bệnh hắt hơi và Ho tạo giọt bắn.
  • Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn.
  • Vô tình chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, Mắt mà không rửa tay sạch sẽ trước đó.
  • Lây nhiễm qua đường phân, ô nhiễm phân, con đường này khá hiếm xảy ra.
  • Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Phòng chống dịch Covid 19: Có nên tăng sức đề kháng bằng Vitamin và khoáng chất? - ảnh 1
Bệnh lây nhiễm chính qua đường không khí

2. Dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 ở người

Các dấu hiệu có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày, trung bình khoảng 5 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Các triệu chứng bệnh điển hình từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Sốt cao 39, 40 độ kéo dài liên tục 1 - 2 ngày
  • Ho liên tục, Ho khan
  • Khó thở
  • Cơ thể ớn lạnh
  • Đau nhức toàn thân
  • Mệt mỏi
  • Suy Hô hấp dẫn đến tử vong.

Những triệu chứng này có thể phát triển nhanh thành viêm phổi cấp và có khả năng gây tử vong nếu không có can thiệp điều trị kịp thời, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý nền như: Bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh chuyển hóa trước đó.

Phòng chống dịch Covid 19: Có nên tăng sức đề kháng bằng Vitamin và khoáng chất? - ảnh 2
Bệnh nhân Sốt cao là dấu hiệu đầu tiên của viêm đường hô hấp cấp COVID-19

3. Phòng và điều trị viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Các nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đang tập trung nguồn lực tổ chức nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trước khi được phép sản xuất hàng loạt và sử dụng để phòng bệnh trong cộng đồng.

Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra 5 biện pháp chính để phòng bệnh bao gồm:

  • Hạn chế ra ngoài;
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;
  • Vệ sinh nhà cửa, sinh hoạt lành mạnh và khai báo y tế.
  • Bên cạnh đó tăng cường sức đề kháng cũng được coi là một biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả đặc biệt là trong mùa dịch.
Phòng chống dịch Covid 19: Có nên tăng sức đề kháng bằng Vitamin và khoáng chất? - ảnh 3
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhằm ngăn ngừa virus

4. Có nên tăng cường sức đề kháng bằng vitamin và khoáng chất?

Hiện nay đã có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra vai trò quan trọng của các vitamin và khoáng chất đối với hệ miễn dịch của cơ thể người. Trong đó:

  • Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào miễn dịch. Sự có mặt của Vitamin C trong các tế bào thực bào như bạch cầu trung tính làm tăng khả năng thực bào, tạo ra các loại oxy phản ứng và cuối cùng là tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các mầm bệnh.
  • Vitamin D: Có vai trò quan trọng đối với cả hệ miễn dịch thích ứng và bẩm sinh. Thiếu vitamin D khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Vitamin A: Có vai trò với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng – miễn dịch từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Phòng chống dịch Covid 19: Có nên tăng sức đề kháng bằng Vitamin và khoáng chất? - ảnh 4
Bổ sung vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Vitamin E: Tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn.
  • Vitamin nhóm B: Trong các vitamin nhóm B, vai trò các folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Thiếu folate (vitamin B9) làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trong khi thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào.
  • Kẽm: Tham gia phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
  • Sắt: Tham gia vào nhiều enzym can thiệp vào quá trình phân giải bên trong tế bào. Thiếu Sắt thường gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể.

Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất phù hợp với nhu cầu của cơ thể là cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Trong các cách cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày là hình thức an toàn nhất.

5. Tác dụng phụ khi dùng vitamin và khoáng chất

Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất là tương đối an toàn nếu sử dụng với liều lượng và thời gian phù hợp.

Các tác dụng không mong muốn thường chỉ xuất hiện khi dùng liều cao kéo dài gây tích lũy và dư thừa một lượng vitamin và khoáng chất. Vì các chất này tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể do đó việc sử dụng không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến Ngộ độc nếu lạm dụng hoặc sử dụng các chế phẩm này không đúng cách.

Nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài, có thể gặp các tác dụng không mong muốn như; Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, giảm độ bền hồng cầu, hay cản trở hấp thụ các vitamin khác. Hay thừa Vitamin D có thể gây các Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, mệt mỏi, nôn. Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá...

Phòng chống dịch Covid 19: Có nên tăng sức đề kháng bằng Vitamin và khoáng chất? - ảnh 5
Lạm dụng vitamin C quá mức có thể gây rối loạn tiêu hóa

6. Lời khuyên khi sử dụng vitamin và khoáng chất

Ưu điểm nổi bật của các chế phẩm vitamin và khoáng chất là thuận tiện, dễ sử dụng và thông thường có thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất được phối hợp trong cùng một viên uống.

Khi bổ sung các vitamin và khoáng chất dưới dạng các chế phẩm đường uống cần lưu ý:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày vẫn được ưu tiên hàng đầu để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể một cách tự nhiên.
  • Trong trường hợp cần bổ sung các chế phẩm đường uống, liều lượng vitamin và khoáng chất bổ sung cần không vượt quá nhu cầu tối đa của từng người trong từng giai đoạn phát triển.
  • Việc sử dụng liều cao hơn liều khuyến cáo của nhà sản xuất nên được trao đổi với bác sĩ và Dược sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng.
  • Kể cả bổ sung Vitamin và khoáng chất, khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung