Mục lục:

Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi không?

Trước khi có vắc-xin, sởi là bệnh dịch có thể gây tử vong cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú có nên tiêm vắc-xin sởi không?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Sởi và con đường lây truyền

Bệnh sởi gây ra bởi virus sởi, lây qua đường Hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh. Sởi lây trực tiếp từ người qua người, thường lây trong giai đoạn 4 ngày trước và sau khi phát ban. Sởi dễ mắc ở những người chưa tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ mũi hay chưa tạo được miễn dịch sau tiêm.

Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng Sốt cao, viêm hô hấp trên, viêm kết mạc, và phát ban. Đặc điểm của ban sởi là ban dạng sẩn, nhỏ mịn, xuất hiện theo thứ tự đầu, cổ, thân mình và tay chân. Sau giai đoạn toàn phát bệnh sẽ tự lui, tuy nhiên một số trường hợp có thể mắc phải biến chứng: viêm thanh quản, viêm phổi, viêm Não màng não...

2. Làm thế nào để phòng bệnh sởi? Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi không? - ảnh 1

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin sởi

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin sởi.Cần cách ly bệnh nhân sởi trong giai đoạn lây, giữ môi trường sống sạch sẽ thông thoáng, hạn chế tập trung đông người.

  • Tác dụng của vắc-xin sởi:

Sau khi tiêm, vắc-xin sởi sẽ kích thích cơ thể tạo miễn dịch giúp cơ thể không bị mắc sởi khi tiếp xúc với virus sởi. Khả năng tạo lập miễn dịch còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và một số yếu tố khác. Do vậy, vắc-xin không có hiệu quả phòng bệnh 100%, vẫn có 1 tỉ lệ nhỏ mắc sởi sau tiêm vắc-xin do không tạo được miễn dịch. Tuy nhiên, nếu tạo được miễn dịch thì hiệu quả bảo vệ là suốt đời.

  • Có nên tiêm vắc-xin với người từng mắc sởi

Những trường hợp xác định chắc chắn mắc sởi thông qua xét nghiệm Huyết thanh tìm IgM kháng sởi thì không cần thiết phải chích vắc-xin. Những trường hợp mà chỉ nghi ngờ mắc sởi thì vẫn nên chích vắc-xin đủ hai mũi. * Khi đã tiếp xúc với người nhiễm sởi thì vắc-xin có tác dụng bảo vệ không? Có, nếu thời gian tiếp xúc virus dưới 72 giờ đồng hồ, do virus còn cần thời gian để xâm nhập vào mô gây bệnh. Tiêm vắc-xin lúc này vẫn có hiệu quả bảo vệ. Trong vòng 6 ngày tiếp xúc với người bệnh thì tiêm vắc-xin sởi vẫn có tác dụng tránh các biến chứng của bệnh.

Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi không? - ảnh 2
Vẫn có thể tiêm vắc-xin sởi cho phụ nữ đang cho con bú, nhưng cần được khám và tư vấn bởi nhân viên y tế

3. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi không?

Vẫn có thể tiêm vắc-xin sởi cho phụ nữ đang cho con bú, nhưng cần được khám và tư vấn bởi nhân viên y tế. Kháng thể tạo ra khi tiêm bảo vệ mẹ khỏi bị mắc sởi chỉ có một phần nhỏ có thể bài tiết qua sữa để bảo vệ bé, hầu hết, kháng thể bé có được là nhờ kháng thể của mẹ truyền qua đường nhau trong thai kỳ. Do vậy, việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh cho mẹ giảm nguy cơ mắc sởi cho con và mọi người xung quanh.

  • Những trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin sởi?

Dị ứng với liều vắc-xin sởi trước đây hoặc Dị ứng với thành phần của vắc-xin. Do vậy trước khi tiêm nếu có tiền sử Dị ứng cần báo cho cán bộ y tế.

Phụ nữ có thai: không tiêm vắc-xin, nếu khi sau tiêm mới phát hiện Mang thai cần báo cho cán bộ y tế để theo dõi. Sau tiêm vắc-xin sởi cần tránh thai ít nhất 1 tháng.

Các trường hợp Suy giảm miễn dịch như xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch, AIDS, ... cũng không tiêm vắc-xin do khả năng tạo miễn dịch chủ động của họ bị giảm.

  • Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin:

Sau tiêm vắc-xin có thể gặp 1 số phản ứng tương tự như tiêm các loại vắc-xin khác như: sốt, sưng đau tại chỗ.. các biểu hiện này sẽ tự hết sau 1 đến 2 ngày.

Các phản ứng nặng hơn rất hiếm gặp nhưng vẫn cần được theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung