Đau dây thần kinh trụ là gì? Nguyễn nhân, Phòng ngừa, Phục hồi chức năng tổn thương

Dây thần kinh trụ có vai trò chi phối các hoạt động cũng như cảm giác ở bàn tay và các ngón tay. Tổn thương hoặc đau dây thần kinh trụ gây ra những khó khăn cũng như phiền toái trong sinh hoạt cho bệnh nhân. Bài viết sau đề cập đến những nguyên nhân gây đau dây thần kinh trụ và các biện pháp phục hồi chức năng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đau dây thần kinh trụ

Thần kinh trụ có vai trò rất quan trọng nhiệm vụ của nó bao gồm gấp cổ tay; khép nhẹ bàn tay; dạng và khép các ngón; duỗi đốt giữa và đốt cuối các ngón IV và V; gấp đốt 1 ngón IV và V.

Đau dây thần kinh trụ có thể là biểu hiện của việc dây thần kinh bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay hoặc tại kênh Guyon ở cổ tay.

Một số triệu chứng lâm sàng của đau dây thần kinh trụ là:

  • Bàn tay có dấu hiệu “vuốt trụ” (đốt 1 ngón IV và ngón V duỗi, đốt 2 và 3 gấp).
  • Bệnh nhân đau dây thần kinh trụ không thể thực hiện các động tác dạng và khép các ngón, nguyên nhân là liệt cơ liên cốt.
  • Liệt cơ khép ngón cái
  • Teo cơ ở mô út.
  • Teo các cơ liên cốt và teo cơ khép ngón cái.
  • Mất cảm giác đau, trong đó rõ nhất là ngón út.

2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh trụ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh trụ, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Đau dây thần kinh trụ ở khủy tay
    • Các Chấn thương gãy xương như: Xương cánh tay đầu dưới, đầu trên xương trụ; Sai khớp khuỷu; gãy kiểu Monteggia;
    • Tai biến do garo kéo dài hoặc phẫu thuật đặt lại khớp khuỷu cũng là nguyên nhân gây đau dây thần kinh trụ.
    • Bệnh phong
  • Đau dây thần kinh trụ ở cổ tay:
    • Vận động nhiều vùng cổ tay
    • Chấn thương vùng cổ tay
    • U bao hoạt dịch cổ tay

Ngoài ra, đau dây thần kinh trụ có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào,do hung khí hoặc các vật sắc nhọn tác động đến đường đi của dây thần kinh.

Đau dây thần kinh trụ là gì? Nguyễn nhân, Phòng ngừa, Phục hồi chức năng tổn thương - ảnh 1
Gãy xương cánh tay là nguyên nhân gây đau dây thần kinh trụ

3. Phục hồi dây thần kinh trụ

3.1 Phục hồi dây thần kinh trụ bị chèn ép ở khuỷu

  • Bệnh nhân được hướng dẫn tránh các động tác sinh hoạt gây chèn ép hoặc kéo căng thần kinh trụ.
  • Đối với bệnh nhân đau dây thần kinh trụ nên sử dụng miếng đệm vùng khuỷu, tránh hoặc hạn chế động tác gấp khuỷu lâu. Sử dụng nẹp đêm hỗ trợ khi ngủ để tránh tư thế gập khuỷu kéo dài.
  • Thông thường phẫu thuật được xem xét, sau thời gian phục hồi dây thần kinh trụ khoảng 2-3 tháng điều trị bảo tồn, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị rối loạn cảm giác liên tục, teo hoặc yếu cơ. Phẫu thuật giải chèn ép khi dây thần kinh trụ bị chèn tại đường hầm thần kinh trụ, phẫu thuật chuyển vị trí khi thần kinh trụ bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ. Thông thường phẫu thuật phục hồi thần kinh trụ khả quan khi triệu chứng đau dây thần kinh trụ kéo dài dưới 1 năm đồng thời chưa xảy ra hiện tượng teo cơ.

3.2 Phục hồi dây thần kinh trụ bị chèn ép ở cổ tay

  • Bệnh nhân đau dây thần kinh trụ do bị chèn ép ở cổ tay thường được chỉ định mang nẹp hỗ trợ cổ tay và tránh một số động tác gây tổn thương thêm lên dây thần kinh
  • Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì phẫu thuật được cân nhắc. Phẫu thuật thường là cắt bỏ phần mỏm móc của xương móc kết hợp với giải phóng thần kinh trụ bị chèn ép.
  • Phẫu thuật cũng được xem xét khi bệnh nhân có u bao hoạt dịch hoặc một tổ chức khác ở trong hoặc gần kênh Guyon chèn ép gây đau dây thần kinh trụ.
Đau dây thần kinh trụ là gì? Nguyễn nhân, Phòng ngừa, Phục hồi chức năng tổn thương - ảnh 2
Bệnh nhân đau dây thần kinh trụ do bị chèn ép ở cổ tay thường được chỉ định mang nẹp hỗ trợ

4. Phòng ngừa đau dây thần kinh trụ

Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ phục hồi chức năng dây thần kinh trụ, bệnh nhân nên:

  • Tránh gập, duỗi nhiều lần khuỷu và cổ tay
  • Duy trì tư thế làm việc phù hợp, tránh gập cong quá lâu các khớp liên quan đến dây thần kinh trụ
  • Duỗi thẳng khuỷu tay, cũng như chú ý tư thế cổ tay khi ngủ
  • Hạn chế không chống cằm
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Trung Kiên

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Thần kinh cột sống, sọ não
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Trọng Hậu

  • Tầng 1 & 2, Tòa nhà GP, 257 Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Thần kinh cột sống, sọ não
  • 500.000đ

PGS.TS.BS Vũ Văn Hòe

  • Tầng 1 & 2, Tòa nhà GP, 257 Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Thần kinh cột sống, sọ não
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Khám Thần kinh tại Bệnh viện Quốc tế City (CIH)

  • 3 Đường Số 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
  • Thần kinh cột sống, sọ não
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Khám Thần kinh cột sống tại Phòng khám Vietlife

  • Số 14 Trần Bình Trọng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
  • Thần kinh cột sống, sọ não
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*