Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh

11/06/2021
Rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh

Ống hậu môn là phần cuối của đường ruột, nó bao gồm trực tràng và hậu môn. Đôi khi, ở trẻ sơ sinh có một lối đi bất thường hình thành từ ống hậu môn đến da gần hậu môn, đây được gọi là rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh. Rò hậu môn tiền đình cũng có thể hình thành từ ống hậu môn đến các cơ quan khác, như âm đạo hoặc đường tiết niệu.

1. Rò hậu môn tiền đình là gì?

Rò hậu môn tiền đình là gì? Lỗ rò hậu môn có thể là do bẩm sinh hoặc do ổ áp xe hậu môn hoặc do bệnh Crohn. Ngoài ra, Chấn thương ống hậu môn và phẫu thuật cũng có thể dẫn đến lỗ rò hậu môn.

Các triệu chứng của rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Đau ở hoặc gần trực tràng
  • Dịch chảy ra từ lỗ rò có thể có máu, mủ hoặc cả hai
  • Chảy máu từ trực tràng
  • Vấn đề về đường tiết niệu

Mối quan tâm chính của rò hậu môn chính là nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng không thể thoát ra ngoài thì sẽ hình thành ổ mủ và được gọi là áp xe hậu môn. Nhiễm trùng hoặc áp xe gây đỏ, sưng hoặc đau ở gần hậu môn hoặc trực tràng, trẻ cũng có thể bị sốt.

Rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh - ảnh 1
Nếu để rò hậu môn tiền đình nhiễm trùng gây ra áp xe hậu môn, sẽ khiến trẻ bị Sốt cao

2. Điều trị rò hậu môn tiền đình

Điều trị rò hậu môn tiền đình không quá khó. Nếu rò hậu môn có nguyên nhân là bệnh Crohn thì lỗ rò hậu môn có thể đáp ứng tốt với các loại thuốc như kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch. Với phương pháp này có thể dẫn đến việc đóng hoàn toàn lỗ rò nhưng vẫn có khả năng lỗ rò có thể hình thành trở lại.

Rò hậu môn thường phải phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không thể khắc phục được. Loại phẫu thuật và số lần phẫu thuật của trẻ sẽ phụ thuộc vào loại lỗ rò.

Trong một số trường hợp nhất định, trẻ cần phải cắt bỏ ruột non trong khi phẫu thuật để tạo ra một lỗ mở ở bụng để phân đi ra khỏi cơ thể, tránh đi qua trực tràng và hậu môn. Phân sẽ ra ngoài và đựng trong một túi đeo bên ngoài cơ thể, đây được gọi là hậu môn nhân tạo. Thời gian của hậu môn nhân tạo có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn phụ thuộc vào loại lỗ rò và khả năng thành công của phẫu thuật.

3. Chăm sóc tại nhà

Sau khi điều trị rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện, trẻ có thể được kê đơn một số loại thuốc như thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Bố mẹ cần thực hiện đúng theo tất cả các hướng dẫn khi cho trẻ sử dụng những loại thuốc này.

Nếu trẻ đã được phẫu thuật, bố mẹ cần chăm sóc như sau:

  • Theo dõi vết mổ để tìm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm sạch từ 3 hoặc 4 lần/ngày
  • Mẹ nên ăn nhiều chất xơ và cho con bú đều đặn
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng khi cần thiết

Nếu trẻ có hậu môn nhân tạo, bố mẹ cần chăm sóc như sau:

  • Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi chăm sóc cho bú;
  • Làm sạch túi đựng phân thường xuyên đúng theo hướng dẫn và cần đảm bảo rằng túi an toàn và vừa vặn;
  • Làm sạch khu vực da xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo bằng xà phòng, nước ấm và nhẹ nhàng lau khô;
  • Theo dõi lỗ hậu môn nhân tạo để phòng tránh nhiễm trùng.