Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Vì sao Rối loạn tiền đình gây khó chịu? và Cách phòng tránh

30/08/2021
 Vì sao Rối loạn tiền đình gây khó chịu? và Cách phòng tránh

Rối loạn tiền đình có thể gây ra do tổn thương của hệ thần kinh trung ương, bệnh tại hệ thống tiền đình, tim mạch, mắt, tâm thần và đôi khi gây ra do một số loại thuốc, trong đó đa số là do tổn thương tiền đình.

1. Vì sao Rối loạn tiền đình gây khó chịu?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở độ tuổi trưởng thành. Bệnh gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên - đây là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể, điều chỉnh thăng bằng tư thế, cử chỉ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

 Vì sao Rối loạn tiền đình gây khó chịu? và Cách phòng tránh - ảnh 1
Vị trí hệ thống tiền đình

2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Các nguyên nhân chủ yếu gây tiền đình:

  • Huyết áp thấp, thiếu máu não, tai biến, các bệnh về tim mạch,... gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Stress (mất ngủ, áp lực công việc). Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh một lượng lớn cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó dây Thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.
  • Biến chứng của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,....
  • Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.
  • Béo phì hoặc Suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây rối loạn tiền đình.
  • Lạm dụng rượu bia.
 Vì sao Rối loạn tiền đình gây khó chịu? và Cách phòng tránh - ảnh 2
Lạm dụng rượu bia là một trong nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

3. Phòng tránh rối loạn tiền đình

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, vai gáy.
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
  • Không nên đọc sách báo khi ngồi ô tô, ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không nên để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.
  • Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
  • Đối với những người bị Rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ nhẹ nhàng.
  • Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

Việc điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc, người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát.