Huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Huyết áp thấp gây khó khăn cho việc vận chuyển máu tới các tế bào của cơ thể, khiến các bộ phận trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng khác. Huyết áp thấp có nhiều nguyên nhân, bao gồm: nhiễm trùng nặng, mất máu, đau do chấn thương vào ngực hoặc bụng, đau tim, sốc phản vệ, loạn nhịp tim, suy tim, dùng thuốc quá liều, chấn thương tủy sống nghiêm trọng.

Tên gọi khác: Huyết áp thấp, Tụt huyết áp

Triệu chứng

Nhầm lẫn, chóng mặt, yếu, ngất xỉu, hôn mê, nôn, toát mồ hôi lạnh.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Đo huyết áp.
  • Các kiểm tra được thực hiện để xác định nguyên nhân huyết áp thấp: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), siêu âm tim, xét nghiệm Troponin, phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang.
  • Cấy máu phát hiện các yếu tố gây nhiễm trùng.

Điều trị

Mục tiêu của điều trị là để nâng cao huyết áp và loại bỏ những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Điều trị có thể bao gồm: truyền dịch, truyền máu, dùng các loại thuốc tăng huyết áp. Kháng sinh có thể được sử dụng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

Phòng ngừa

  • Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
  • Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
  • Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tới 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp, tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.
  • Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
  • Khi cơ thể gặp lạnh, mưa.
  • Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

Điều trị

  • Luyện tập đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi.
  • Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Nên ăn mặn hơn người bình thường. 
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể.
  • Cà phê và trà đặc cũng có tác dụng tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
  • Uống đủ lượng nước. Việc uống nước rất quan trọng, bởi cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Hơn thế, nếu bị tiêu chảy hay buồn nôn, bạn cần chắc chắn đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể.
  • Tránh tắm nước quá nóng, bởi điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Sau khi ngồi lâu bạn nên đứng lên từ từ và cẩn thận để tránh bị hoa mắt và chóng mặt.
  • Ngủ đủ giấc là yếu tố cần thiết giúp bạn duy trì huyết áp ở mức ổn định.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và các loại vitamin nhóm B.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn.
  • Không đứng quá lâu.
  • Nếu bắt đầu dùng một loại thuốc mới như thuốc trợ tim, thuốc chống suy nhược... bạn cần đọc kỹ nhãn mác và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, bởi một số loại thuốc chính là "thủ phạm" gây nên chứng huyết áp thấp.
  • Dùng nước ép củ cải đường tươi là một trong những bài thuốc trị chứng huyết áp thấp hiệu quả nhất. Bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp nên uống một cốc nước ép củ cải đường chia thành 2 lần mỗi ngày.
  • Ngâm 7 quả hạnh trong nước qua đêm, sau đó bóc vỏ và nghiền nát chúng thành dạng bột rồi cho vào sữa ấm để uống.