1. Sán kim là bệnh gì?
Sán kim còn gọi là bệnh nang sán, là bệnh ký sinh trùng loại Echinococcus. Có hai loại bệnh chính, đó là bệnh sán kim nang và bệnh sán kim phế nang. Hai hình thức ít phổ biến khác bao gồm bệnh sán kim đa nang và bệnh sán kim đơn nang.
Ban đầu, bệnh thường không có triệu chứng và có thể kéo dài trong nhiều năm. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp phụ thuộc vào vị trí và kích thước của nang. Bệnh phế nang thường bắt đầu trong gan nhưng có thể lây lan nhiều bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hay não. Khi gan bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị đau bụng, sụt cân và da hơi chếch sang màu vàng đến vàng da. Bệnh phổi có thể gây đau ngực, khó thở và ho.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán kim là gì?
Tùy thuộc vào loại bệnh, bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau:
- Bệnh sán kim nang. Người bị nhiễm phải E. granulosus sẽ hình thành một hoặc nhiều nang sán nằm chủ yếu ở gan và phổi, ít xuất hiện trong xương, thận, lá lách, cơ, hệ Thần kinh trung ương và mắt. Thời kỳ ủ bệnh không triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều năm cho đến khi nang sán phát triển đến một mức độ gây nên triệu chứng lâm sàng. Dấu hiệu không đặc hiệu bao gồm chán ăn, sụt cân và yếu cơ. Các dấu hiệu khác căn cứ vào vị trí của các nang sán và áp lực trên các mô xung quanh. Đau bụng, buồn nôn và ói mửa là các triệu chứng phổ biến khi nang sán xuất hiện ở gan. Nếu phổi bị ảnh hưởng, các dấu hiệu lâm sàng bao gồm Ho mạn tính, đau ngực và khó thở;
- Bệnh sán kim phế nang. Bệnh sán kim phế nang có thời gian ủ bệnh không triệu chứng từ 5-15 năm. Tổn thương giống khối u phát triển chậm thường nằm ở gan. Triệu chứng lâm sàng bao gồm sụt cân, đau bụng, khó chịu và dấu hiệu suy gan. Ấu trùng có thể lan hoặc đến cơ quan lân cận của gan (ví dụ như lá lách) hoặc xa hơn (như phổi hoặc não), sau khi ký sinh trùng lan tràn qua máu và hệ bạch huyết. Nếu không chữa trị, bệnh sán kim phế nang trở nặng và gây tử vong.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh sán kim?
Nguyên nhân của Nhiễm sán kim rất phức tạp. Sán cần phải có vật chủ chính và vật chủ trung gian. Vật chủ chính thường là loài ăn thịt như chó, trong khi vật chủ trung gian thường là động vật ăn cỏ như cừu và gia súc. Con người là ký chủ tình cờ, vì họ thường là ngõ cụt cho chu kỳ nhiễm ký sinh trùng.
4. Những ai thường mắc bệnh sán kim?
Theo WHO, trong vùng đặc hữu, tỷ lệ người mắc bệnh sán kim nang có thể đạt hơn 50/100 000 người trong một năm và tỷ lệ cao 5% -10% có thể xảy ra tại các vùng ở Argentina, Peru, Đông Phi, Trung Á và Trung Quốc.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán kim?
Một số yếu tố đáng tin cậy thường gặp dưới đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán kim:
- Các cá nhân thường xuyên tiếp xúc với trứng qua đất ô nhiễm, phân động vật và lông động vật;
- Sống với ký chủ bị lây nhiễm (ví dụ như chó) nằm cùng hoặc gần con người.
5. Phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sán kim?
Cả hai bệnh sán kim nang và bệnh sán kim phế nang thường tốn kém và phức tạp để điều trị, đôi khi đòi hỏi phải phẫu thuật mở rộng và điều trị bằng thuốc lâu dài. Có bốn phương pháp chính cho việc điều trị bệnh sán kim nang, bao gồm:
- Điều trị qua da bằng kỹ thuật chọc thủng, hút, tiêm, hút;
- Phẫu thuật ;
- Điều trị bằng thuốc chống nhiễm trùng;
- Giám sát.
Phương pháp điều trị phải dựa trên hình ảnh siêu âm nang, cách tiếp cận giai đoạn cụ thể và cơ sở hạ tầng y tế cũng như nguồn nhân lực sẵn có.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị bệnh sán kim
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm sán kim?
Bệnh được kiểm soát bằng cách ngăn chặn lây truyền ký sinh trùng. Biện pháp phòng bệnh bao gồm:
- Hạn chế những khu vực mà thú nuôi được phép tới và ngăn chặn các động vật tiêu thụ thịt bị nhiễm nang;
- Không để chó ăn xác của động vật bị nhiễm bệnh, động vật gặm nhấm và các động vật hoang dã khác ;
- Kiểm soát số lượng chó đi lạc;
- Hạn chế nhà giết mổ gia súc;
- Không dùng thức ăn hoặc nước có thể bị ô nhiễm bởi phân từ chó;
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi tiếp xúc với chó và trước khi chế biến thức ăn;
- Dạy trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay để phòng bệnh;
- Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã như chó, cáo, chó sói, chó đi lạc và phân của chúng, đồng thời hạn chế sự tương tác giữa chó và loài gặm nhấm;
Không khuyến khích động vật hoang dã đến gần nhà hoặc nuôi chúng như thú cưng.