Nguyên nhân tăng huyết áp nặng phải cấp cứu

Thuật ngữ "tăng huyết áp ác tính" đã đi vào từ vựng y khoa vào năm 1928 bởi vì, tại thời điểm đó, bệnh nhân mắc bệnh này có tiên lượng tương tự như bệnh nhân mắc nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, hiện các liệu pháp hạ huyết áp có thể nhanh chóng và an toàn đã cải thiện kết quả.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Định nghĩa tăng huyết áp nặng

Hầu hết bệnh nhân bị tăng huyết áp nặng (huyết áp tâm thu ≥180 và / hoặc huyết áp tâm trương ≥120 mmHg) không có tổn thương cơ quan đích cấp tính (nên được gọi là tăng huyết áp không triệu chứng nặng hoặc tăng huyết áp khẩn cấp).

Ngược lại, một số bệnh nhân bị huyết áp tăng nặng có dấu hiệu hoặc triệu chứng của tổn thương cơ quan đích cấp tính. Những bệnh nhân như vậy tăng huyết áp cấp cứu. Tăng huyết áp nặng có thể có ở những bệnh nhân có hoặc không có tăng huyết áp từ trước. Ở những người trẻ hơn (

2. Chẩn đoán nguyên nhân tăng huyết áp Nguyên nhân tăng huyết áp nặng phải cấp cứu - ảnh 1

Xuất huyết Não là một trong số các nguyên nhân Chẩn đoán tăng huyết áp

Triệu chứng: Tiền căn bệnh lý và khám thực thể ở những bệnh nhân có huyết áp tăng nặng sẽ giúp chúng ta tìm được nguyên nhân:

Chấn thương hoặc tổn thương đầu cấp tính.

● Các triệu chứng thần kinh như kích động, mê sảng, choáng váng, co giật hoặc rối Loạn thị giác.

● Các triệu chứng thần kinh khu trú có thể là do đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết.

● Xuất huyết não.

● Buồn nôn và nôn, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ.

● Đau ngực, có thể là do thiếu máu cơ tim hoặc bóc tách động mạch chủ.

Đau lưng cấp tính, nặng, có thể là do bóc tách động mạch chủ.

● Khó thở, có thể là do phù phổi.

● Mang thai, vì vậy những bệnh nhân bị tăng huyết áp nặng có thể bị tiền Sản giật hoặc sản giật.

● Sử dụng các loại thuốc có thể tạo ra trạng thái hyperadrenergic, chẳng hạn như cocaine, amphetamine, phencyclidine, hoặc các chất ức chế monoamin oxydase, hoặc ngừng sử dụng clonidine gần đây hoặc ít gặp hơn là các thuốc chống tăng huyết áp khá.

Cận lâm sàng: Ngoài ra, các xét nghiệm sau đây nên được thực hiện để đánh giá sự hiện diện của tổn thương cơ quan đích:

● Điện tâm đồ

● X quang ngực thông thường

● Phân tích nước tiểu

● Điện giải trong Huyết thanh và creatinin huyết thanh

● Dấu sinh học tim (nếu nghi ngờ có hội chứng Mạch vành cấp tính)

● Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) của Não (nếu Chấn thương đầu, triệu chứng thần kinh, bệnh võng mạc do tăng huyết áp, buồn nôn hoặc nôn)

● CT hoặc MRI hỗ trợ của siêu âm qua thành ngực hoặc siêu âm qua thực quản (nếu nghi ngờ bóc tách động mạch chủ).

Thường dễ dàng nhất để phân loại các trường hợp tăng huyết áp nặng theo cơ quan đích đang bị tổn thương (ví dụ: não, tim, thận). Dựa vào tổn thương cơ quan đích sẽ giúp chúng ta xác định chỉ số huyết áp mục tiêu cần đạt và tốc độ đạt được huyết áp mục tiêu.

 
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung